Dự án trang trại trồng nấm kết hợp điện năng lượng mặt trời

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế phát triển nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Quốc hội đã ban hành Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

– Dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Do dân số tăng, hàng năm nước ta có thêm ít nhất 0,9 triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong khi quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. 

Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% – 12% so với hiện nay nên đòi hỏi nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà cả là chất lượng. Nhu cầu thực phẩm sạch cũng “nóng” lên hàng ngày. Hàng nông sản làm sao phải ngon, bổ, rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

II. Sự cần thiết đầu tư dự án.

“Nông nghiệp thông minh” hay còn gọi là “Nông nghiệp công nghệ cao” là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, với sự tích hợp của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, hóa học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khí tượng, tài chính – quản trị kinh doanh, chế biến, bảo quản… để làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao.

Từ những yếu tố phân tích trên, với lợi thế xác định sản xuất nông nghiệp sạch, trong chiến lược phát triển của chúng tôi cần phải xây dựng vùng nguyên liệu và sơ chế đóng gói để chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Công ty chúng tôi xác định phương châm và định hướng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ khép kín, được xem là mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.

Để phát triển trong thời kỳ mới. Đồng thời chung tay phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghệ cao. Lập dự án Á Châu phối hợp với chủ đầu tư tiến hành nghiên cứu và đề xuất dự án “Đầu tư xây dựng nông nghiệp kết hợp điện mặt trời” theo mô hình khép kín, không chất thải. Kính trình các cơ quan, ban ngành xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư cho chúng tôi, theo nội dung cụ thể được thể hiện trong dự án.

II. Mục tiêu dự án.

  • Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
  • Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng công nghệ cao, mang tính hang hóa.
  • Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời áp mái, là nơi tham quan học hỏi cho những người dân trong tỉnh tham quan học hỏi kinh nghiệm, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

III. Quy mô sản xuất của dự án.

Dự án sản xuất theo mô hình khép kín hữu cơ, bền vững theo chu trình minh họa như sau:

Với tổng diện tích của dự án là 11.087 m2. Chúng tôi tiến hành đầu tư quy mô các hạng mục cụ thể như sau:

  1. Nhà trồng nấm và cây dược liệu các loại.
  2. Nhà nuôi nhím, thỏ và heo rừng.
  3. Nhà nuôi trùn quế.
  4. Nhà nuôi gà kết hợp thả vườn.
  5. Hồ nuôi cá.
  6. Nhà nuôi chim yến.
  7. Khu trồng dược liệu ngoài trời.
  8. Khu trồng rau ứng dụng công nghệ cao.
  9. Kết hợp đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái với công suất khoảng 990Kwp – 1Mwp.
  10. Áp dụng mô hình sơ chế sản phẩm rau – củ – quả công nghệ cao, dán mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời đầu tư kho lạnh bảo quản nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng công cung cấp cho thị trường và hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

IV. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

STTNội dungThành tiền (1.000 đồng)
IXây dựng7.095.295
1Nhà điều hành, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm832.000
2Khu sản xuất và bảo quản – sơ chế nông sản4.660.895
Nhà sơ chế và kho lạnh bảo quản sản phẩm582.400
Nhà trồng nấm249.600
Nhà nuôi trùn quế249.600
Nhà nuôi nhím, thỏ và heo rừng249.600
Nhà nuôi gà249.600
Nhà nuôi chim yến2.000.000
Khu trồng rau ứng dụng công nghệ cao839.960
Khu trồng cây dược liệu (đinh lăng)169.575
Hồ nuôi cá70.560
3Khu xử lý môi trường và ủ phân hữu cơ702.400
4Các hạng mục phụ trợ900.000
Hệ thống điện, cấp nước tổng thể phần nông nghiệp300.000
San ủi mặt bằng, tường rào600.000
IIThiết bị16.835.319
1Thiết bị văn phòng điều hành 20.000
2Hệ thống solar rooftop 16.080.319
Tấm pin Canadian Solar 440 6.377.958
Inverter hòa lưới SMA 75KW (75kW) 1.452.000
Bộ IM 20 53.900
Tủ đấu nối DC 16-1, P, SPDII262.680
Tủ CB cắt nguồn AC361.900
Xây dựng và lắp khung đỡ tấm pin 3.999.521
Dây điện DC Helukabel 4mm2150.480
Dây điện DC 35mm2 51.480
Dây điện AC 50mm2462.000
Dây điện AC 400mm2 nhôm 59.400
Vật tư thiết bị phụ trợ506.000
Chi phí nhân công lắp đặt, đấu nối968.000
Hạ trạm biến áp 1000KVA 1.210.000
Chi phí vận chuyển, Quản lý dự án165.000
3Thiết bị nông nghiệp và con giống735.000
Con và cây giống các loại 85.000
Dây chuyền sấy và sản xuất các chế phẩm từ trùn quế650.000
Tổng cộng 23.930.614

V. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 7 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 3,2 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 195% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,68 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,68 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,31 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,31 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,10%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 7 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7.

Kết quả tính toán: Tp = 6 năm 8 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,10%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 31.443.340.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 31.443.340.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 23,04% > 8,10% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

_______________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) nhận lập dự án đầu tư để Xin chủ trương đầu tư, Vay vốn ngân hàng, Huy động vốn, Xin giao đất sản xuất, Lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế. Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên Nghiệp. Hotline: 0908 551 477