Dự án sản xuất giống cây ăn quả của Bộ Nông nghiệp và PTNT

I. Sự cần thiết lập dự án.

Với khí hậu nhiệt đới và nguồn đất đai dồi dào, miền Nam Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành trồng cây ăn quả theo hướng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, để có những giống đặc sản, có tiềm năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì không còn con đường nào khác, là phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thông qua các giải pháp về giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh, …

Những năm qua ngành trồng cây ăn quả đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, trong đó có chương trình giống quốc gia nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản nói chung và cây ăn quả nói riêng.

Tuy nhiên cho đến nay trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục, vì tính đặc thù của cây ăn quả là thời gian kiến thiết cơ bản dài, vốn đầu tư lớn nên chương trình cần được triển khai một cách liên tục trong một thời gian dài mới đem lại hiệu quả cao.

Để giải quyết vấn đề trên, được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp với lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Sản xuất giống một số cây ăn quả chủ lực các tỉnh phía Nam”

Nhằm góp phần đưa nhanh giống cây ăn quả chất lượng cao vào sản xuất đại trà trong nông hộ, xây dựng ngành trồng cây ăn quả ở miền Nam Việt Nam ngày càng phát triển bền vững và hiệu quả trong tiến trình hội nhập quốc tế.

I. Mục tiêu của dự án.

I.1. Mục tiêu chung.

Phát triển các giống cây ăn quả chất lượng cao trên cơ sở các chủng loại giống cây ăn quả có triển vọng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức hoặc tạm thời.

Góp phần vào việc sản xuất cây giống cây có múi (CCM) và các chủng loại cây ăn quả khác theo 3 cấp giống (S0, Svà S2).

Thông qua việc hỗ trợ cây giống CCM S1 cho các tỉnh, góp phần định hướng và phát triển vùng chuyên canh, thâm canh cây ăn quả hàng hóa ở phía Nam:

  • Sản xuất cây giống chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng
  • Xây dựng các mô hình chuyên canh cây ăn quả theo hướng sản xuất cây ăn quả chất lượng cao và an toàn.
  • Đào tạo cán bộ làm công tác giống.
  • Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống, đặc biệt đối với các giống cây có múi sạch bệnh, dứa, chuối nuôi cấy mô, …
  • Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ sản xuất, cung ứng giống cây ăn quả.
  • Tăng cường lực lượng nghiên cứu ứng dụng về giống cây ăn quả; đồng thời hình thành ổn định mạng lưới nhân giống.

I.2. Mục tiêu cụ thể.

  • Dự án cung cấp cho sản xuất: 130.000 – 150.000 mắt ghép các chủng loại cây ăn quả, 874.000 cây giống cây ăn quả các loại.
  • Chăm sóc và Bảo tồn vườn cây đầu dòng : 14,5 ha.
  • Trình diễn mô hình công nghệ sản xuất giống: 4 ha.
  • Đào tạo cán bộ làm công tác giống:

– Ngoài nước        : 2 người.

– Trong nước       : 4 lớp.

  • Biên soạn, in ấn tài liệu nghiệp vụ chọn tạo giống cây ăn quả: 3 ấn phẩm.

II. Xác định quy mô của dự án.

Sản xuất giống cây đầu dòng:

  • Cây có múi S: 1.000 cây;
  • Mít : 20.000 cây;
  • Nhãn Xuồng cơm vàng : 5.500 cây.

Sản xuất giống cây thương phẩm:

  • Giống cây có múi sạch bệnh S2 : 50.000 cây;
  • Chuối cấy mô sạch bệnh : 80.000 cây;
  • Giống Thanh Long : 110.000 hom;
  • Giống dứa Queen : 445.000 chồi;
  • Mít : 120.000 cây;
  • Sầu Riêng : 10.000 cây;
  • Nhãn xuồng cơm vàng : 10.000 cây;
  • Chôm chôm : 10.000 cây;
  • Xoài : 12.500 cây.

III. Kết quả dự kiến đạt được của dự án.

1. Sự nghiệp.

Chăm sóc vườn cây đầu dòng:

  • Chăm sóc duy trì vườn cây đầu dòng sầu riêng : 7 ha;
  • Chăm sóc vườn cây giống gốc các loại khác (năm 2) : 7,5 ha;
  • Chăm sóc cây đầu dòng cây có múi S1 : 1.200 cây.
  • Chăm sóc cây có múi So : 200 cây.
  • Chăm sóc chuối giống gốc : 100 cây.

Sản xuất giống.

  • Giống cây đầu dòng các loại : 26.500 cây.
  • Giống thương phẩm các loại : 847.500 cây.

Mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống Thanh Long : 4 ha.

Đào tạo, tập huấn kỹ thuật:

  • Nước ngoài : 2 người;
  • Trong nước : 4 lớp.

Ấn phẩm chọn tạo giống cây ăn quả : 4 ấn phẩm.

2. Xây dựng cơ bản.

  • Tuờng rào bảo vệ trại B : 2.850 md;
  • Đền bù cây trồng cũ của hộ nông trường nhận khoán để làm vườn giống gốc : 4 ha.
  • Xây dựng vườn cây giống gốc : 4 ha;
  • Xây dựng vườn khảo nghiệm : 3,5 ha;
  • Nhà kho chứa vật tư vườn giống gốc : 50 m2.

IV. Hiệu quả của dự án.

1. Hiệu quả trực tiếp.

Sau khi dự án được đầu tư hoàn thiện, toàn bộ hệ thống vườn cây đầu dòng các chủng loại cây ăn quả được đưa vào khai thác, hàng năm có thể cung cấp được:

  • 150.000 – 160.000 mắt ghép các chủng loại cây ăn quả.
  • 400.000 – 450.000 cây giống.

Các đơn vị trong vùng dự án hàng năm có thể cung cấp cho sản xuất 3,2 – 3,5 triệu cây giống cây ăn quả có chất lượng cao.

Với lợi nhuận thu được 500 – 700 đồng/1 cây giống lâu năm, hiệu quả kinh tế thu được riêng từ sản xuất giống của các đơn vị trong vùng dự án có thể đạt: 1,7 – 2,5 tỷ đồng/năm.

2. Hiệu quả gián tiếp.

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ trong công tác chọn tạo và nhân giống cây ăn quả.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất giống chất lượng cao, theo tinh thần Pháp lệnh giống cây trồng. Góp phần thực hiện tốt hơn công tác kiểm định chất lượng giống và công tác quản lý giống cây ăn quả ở các tỉnh phía Nam.

Đánh giá được khả năng thích ứng của một số giống cây ăn quả mới.

Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, làm công tác nghiên cứu, quản lý sản xuất và sản xuất giống cây ăn quả. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu trong công tác nghiên cứu khoa học và sản xuất giống cây ăn quả chất lượng cao.

________________________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477