Dự án xây dựng cầu Định Bình theo hình thức hợp đồng BOT

lập dự án xây dựng cầu định bình

I. Bối cảnh dự án.

Phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững. Kinh nghiệm cho thấy không một nước Châu Á phát triển nào đã có thể tăng trưởng nhanh mà không xây dựng trước hết một nền móng kinh tế xã hội phát triển vững vàng tại nông thôn. Ở Việt Nam, tài nguyên không nhiều, với diện tích bình quân đầu người ít hơn 1/10 ha.

Diện tích rừng đã thu hẹp, do sức ép của dân số tăng nhanh. Một điều đáng quan tâm gần 75% tổng số lao động Việt Nam làm việc trong khu vực nông nghiệp và lâm nghiệp, và khoảng 80% dân cư đang sống tại nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê 25,6% nông hộ thuộc diện nghèo và 10% rất nghèo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng xuất lao động ở nông thôn cực kỳ thấp, sản xuất hàng hóa chậm phát triển với cơ cấu manh mún, phân tán. Tỷ giá giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp bất lợi cho nông dân và ít khuyến khích tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vì sản xuất nông sản của nông dân ít hiệu quả, do vậy không có điều kiện tái đầu tư, không có điều kiện mở rộng quỹ tiêu dùng mà sức mua của thị trường nông thôn vẫn chiếm từ 60 à 65% tổng quỹ mua của thị trường toàn quốc.

Buộc người nông dân ít quan tâm đến cải tiến công cụ, nâng cao kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp. Họ chưa dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn kinh doanh, đại bộ phận giữ nghề nông là chính còn các nghề thủ công, dịch vụ, kinh doanh… là nghề phụ.

II. Sự cần thiết đầu tư dự án.

Trong nhiều năm qua với chính sách đổi mới nông nghiệp phát triển ổn định và tương đối toàn diện với nhịp độ tăng trưởng liên tục 5% GDP.

Muốn phát triển kinh tế và ổn định xã hội phải phát triển nông thôn, lấy sản xuất nông nghiệp kết hợp với xuất khẩu làm mặt trận hàng đầu vì nó có tác dụng làm cho tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế khởi sắc.

Nông thôn Việt Nam chiếm tới 90% diện tích và 80% dân số cả nước là lực lượng sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất góp phần đáng kể vào tổng sản phẩm chung của cả nước.

Giao thông nông thôn đã khẳng định là vai trò tiên phong, làm tiền đề để phát triển cho các ngành nghề khác trong vùng nông thôn. Nguồn vốn ngân sách có hạn, chính vì vậy việc đầu tư khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, với việc chung tay đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn của địa phương.

Công ty chúng tôi phối hợp với Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Đầu tư xây dựng cầu Định Bình theo hình thức hợp đồng BOT” kính trình các cơ quan, ban ngành cùng tổ chức tín dụng,… có liên quan xem xét và chấp thuận chủ trương đầu tư và hạn mức tín dụng của dự án, với các nội dung thể hiện chi tiết trong dự án.

III. Mục tiêu của dự án.

  • Đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ cầu với tải trọng 21 tấn, kết nối đường bê tông hiện hữu 2 bên bờ kênh, nối từ đường liên xã, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá.
  • Phục vụ nhu cầu giao thông, sinh hoạt của nhân dân trong xã và các xã trong vùng.
  • Giảm áp lực lưu lượng giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương giữa các xã phường với nhau.

IV. Qui mô đầu tư xây dựng.

  • Chiều dài cầu dự kiến: 60 m;
  • Chiều rộng cầu: 12 m (đối với làn xe chạy)
  • Nhịp dẫn và nhịp chính bằng BTCT.
  • Tĩnh không thông thuyền dự kiến: 5m;
  • Chiều rộng khoang thông thuyền dự kiến: >25m;
  • Tải trọng cầu thiết kế: 21 tấn; (H21)

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án là: 68.283.792.000 đồng. trong đó:

  • Xây dựng: 45.124.000.000 đồng.
  • Thiết bị: 5.950.000.000 đồng.
  • Chi phí quản lý dự án: 1.152.559.000 đồng.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 9.849.615.000 đồng.
  • Dự phòng phí: 6.207.617.000 đồng.

VI. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

1. Tổng mức đầu tư – nguồn vốn.

Tổng mức đầu tư: 68.283.792.000 đồng. Trong đó:

  • Vốn tự có : 20.784.972.000 đồng.
  • Vốn vay tín dụng : 47.498.820.000 đồng.

2. Các thông số tài chính của dự án.

2.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án cho thấy, khả năng trả được nợ là cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 128% trả được nợ.

2.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án là 5,98 lần, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Đến năm thứ 13 đã thu hồi được vốn và có dư.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 12 năm 1 tháng kể từ ngày hoạt động.

2.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,24 cho ta thấy dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,09%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 25 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 25.

Kết quả tính toán: Tp = 24 năm 8 tháng tính từ ngày hoạt động.

2.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,09%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 15.537.214.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

2.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 9,74% > 8,09% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

_________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) nhận lập dự án đầu tư để Xin chủ trương đầu tư, Vay vốn ngân hàng, Huy động vốn, Xin giao đất sản xuất, Lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế. Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên Nghiệp. Hotline: 0908 551 477