Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng, kết hợp du lịch sinh thái là mô hình lâm nghiệp tuần hoàn và mô hình vườn rừng để bà con thăm quan du lịch, học hỏi và tập huấn cho bà con trong và ngoài tỉnh. Dự án đầu tư đồng bộ các công trình nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua, chế biến các sản phẩm liên quan đến cây dược liệu quý hiếm.
I. Bối cảnh lập dự án trồng dược liệu dưới tán rừng.
Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân đã được toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt, đồng bộ với nhiều chủ trương, giải pháp mạnh mẽ, đột phá; nhiều mô hình mới, cách làm hay, các điển hình trong lao động sản xuất đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu.
Nông nghiệp không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.
Trong những năm tới nông nghiệp vẫn là thế mạnh của Việt Nam, nhưng nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. “Sản xuất nông nghiệp vẫn đang ở quy mô hộ, nhỏ lẻ, phân tán và đây là nút thắt trong hội nhập quốc tế, giảm khả năng cạnh tranh, khó khăn trong kiểm soát về chất lượng, quy trình, giá thành”.
Mục tiêu cụ thể của ngành nông nghiệp đến năm 2025 là: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 2,5 – 3,0%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 48 – 50 tỷ USD.
II. Sự cần thiết lập dự án trồng dược liệu dưới tán rừng.
Để nâng cao giá trị của rừng, nhất là rừng trồng, cần định hướng phát triển rừng kết hợp du lịch sinh thái rừng, tạo ra môi trường sinh thái bền vững; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo đúng quy định của pháp luật; chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào chọn tạo giống, trồng, chăm sóc rừng, cũng như xây dựng mô hình trồng rừng kết hợp một cách bền vững, mang tính quy mô lớn.
Ngoài ra, xu thế, nhu cầu phát triển nông lâm công nghệ cao, kết hợp du lịch sinh thái đã và đang trở thành mục tiêu, động lực của nhiều nước. Tại Việt Nam, trên cơ sở đánh giá đúng vai trò, vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững.
Từ những phân tích trên, để chung tay góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, phù hợp với quy định. Kết hợp với việc nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng như các cơ chế chính sách của Chính phủ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, Công ty chúng tôi phối hợp với Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Trồng rừng và phát triển cây dược liệu, kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm”.
III. Mục tiêu dự án trồng dược liệu dưới tán rừng.
- Góp phần cụ thể hóa Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Góp phần phát triển rừng một cách bền vững. Bảo tồn và phát triển phù hợp của nhiều loài cây có giá trị trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hoàn cảnh của rừng được giao.
- Xây dựng mô hình lâm nghiệp tuần hoàn và mô hình vườn rừng để bà con thăm quan du lịch, học hỏi và tập huấn cho bà con trong và ngoài tỉnh. Dự án đầu tư đồng bộ các công trình nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua, chế biến các sản phẩm liên quan đến cây dược liệu quý hiếm.
- Để tận dụng môi trường rừng, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Dự án xây dựng mô hình lâm nghiệp sinh thái, nghỉ dưởng và chăm sóc sức khỏe bằng các loại dược liệu rừng, chung tay góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, với việc lựa chọn loại hình sản xuất – kinh doanh phù hợp với điều kiện canh tác và điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương.
- Đối với vườn sản xuất áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng thời đầu tư đồng bộ dây chuyền công nghệ sơ chế dược liệu nhằm nâng cao chất lượng dược liệu cung cấp cho thị trường.
- góp phần thực hiện thành công Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
IV. Nhu cầu sử dụng đất của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng.
TT | Nội dung | Diện tích (m²) | Tỷ lệ (%) |
I | Khu dịch vụ du lịch sinh thái | 16.300 | 6,79 |
1 | Nhà đón khách và sinh hoạt văn hoá cộng đồng | 800 | 0,33 |
2 | Khu bãi xe và cổng chào | 1.000 | 0,42 |
3 | Nhà hàng ẩm thực – coffee | 1.200 | 0,50 |
4 | Khu giải trí karaoke – bar | 800 | 0,33 |
5 | Nhà chăm sóc sức khoẻ bằng thảo dược | 500 | 0,21 |
6 | Khu nhà nghỉ dưỡng homstay (90 căn) | 9.000 | 3,75 |
7 | Khu sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngoài trời và đốt lửa trại | 1.000 | 0,42 |
8 | Cây xanh cảnh quan | 2.000 | 0,83 |
I.2 | Khu điều hành và phụ trợ sản xuất | 3.600 | 1,50 |
1 | Nhà điều hành sản xuất | 400 | 0,17 |
2 | Nhà trực công nhân | 600 | 0,25 |
3 | Nhà kho chứa sản phẩm (dược liệu) | 600 | 0,25 |
4 | Nhà xưởng sấy lạnh và chiết xuất tinh dầu dược liệu | 800 | 0,33 |
5 | Nhà chế tác các sản phẩm | 400 | 0,17 |
6 | Kho chứa nguyên liệu | 500 | 0,21 |
7 | Nhà xe và để dụng cụ máy nông nghiệp | 300 | 0,13 |
II | Khu trồng rừng kết hợp | 217.000 | 90,42 |
1 | Trồng rừng và dược liệu dưới tán. | 210.000 | 87,50 |
2 | Vườn ươm cây giống | 5.000 | 2,08 |
3 | Chuồng chăn nuôi | 2.000 | 0,83 |
III | Hạ tầng và đất khác | 6.700 | 2,79 |
1 | Giao thông tổng thể | 5.700 | 2,38 |
3 | Đất khác (xử lý nước thải, hạ tầng,…) | 1.000 | 0,42 |
Tổng cộng | 240.000 | 100,00 |
V. Tổng mức đầu tư của dự án.
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) |
I | Xây dựng | 157.184.750 |
I.1 | Khu dịch vụ du lịch sinh thái | 97.000.000 |
1 | Nhà đón khách và sinh hoạt văn hoá cộng đồng | 4.800.000 |
2 | Khu bãi xe và cổng chào | 1.200.000 |
3 | Nhà hàng ẩm thực – coffee | 7.200.000 |
4 | Khu giải trí karaoke – bar | 4.800.000 |
5 | Nhà chăm sóc sức khoẻ bằng thảo dược | 3.000.000 |
6 | Khu nhà nghỉ dưỡng homstay (90 căn) | 72.000.000 |
7 | Khu sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngoài trời và đốt lửa trại | 3.000.000 |
8 | Cây xanh cảnh quan | 1.000.000 |
I.2 | Khu điều hành và phụ trợ sản xuất | 15.800.000 |
1 | Nhà điều hành sản xuất | 2.400.000 |
2 | Nhà trực công nhân | 3.600.000 |
3 | Nhà kho chứa sản phẩm (dược liệu) | 1.800.000 |
4 | Nhà xưởng sấy lạnh và chiết xuất tinh dầu dược liệu | 4.000.000 |
5 | Nhà chế tác các sản phẩm | 2.000.000 |
6 | Kho chứa nguyên liệu | 1.250.000 |
7 | Nhà xe và để dụng cụ máy nông nghiệp | 750.000 |
I.3 | Khu trồng rừng kết hợp | 12.824.750 |
1 | Trồng rừng cây | 6.347.250 |
2 | Vườn ươm cây giống | 117.500 |
3 | Trồng cây ký chủ dưới tán cây | 2.760.000 |
– | Trồng cây trà hoa vàng | 1.320.000 |
– | Trồng các loại dược liệu quý khác | 1.440.000 |
4 | Chuồng chăn nuôi | 3.600.000 |
I.4 | Các hạng mục tổng thể | 31.560.000 |
1 | Hệ thống cấp nước tổng thể | 6.000.000 |
2 | Hệ thống PCCC | 1.000.000 |
3 | Hệ thống chống sét khu du lịch | 500.000 |
4 | Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải | 10.000.000 |
5 | Hệ thống điện chiếu sáng khu du lịch | 1.500.000 |
6 | Hệ thống cấp điện tổng thể | 8.000.000 |
7 | Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể | 4.560.000 |
II | Thiết bị | 30.308.000 |
III | Chi phí quản lý dự án trồng dược liệu dưới tán rừng | 3.254.633 |
IV | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác | 7.527.909 |
V | Dự phòng phí | 19.827.529 |
Tổng cộng | 218.102.821 |
VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu thứ 2 phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 6 năm của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng, trung bình mỗi năm trả 20 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án trồng dược liệu dưới tán rừngcó khoảng 494% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng là 4,63 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,63 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 11 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án trồng dược liệu dưới tán rừng. Như vậy PIp = 2,08 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,08 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án trồng dược liệu dưới tán rừng có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,41%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.
Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 11 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,41%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 204.800.832.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 204.800.832.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án trồng dược liệu dưới tán rừng có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 18,44% > 8,41% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án trồng dược liệu dưới tán rừng có khả năng sinh lời cao.
______________________________________________
Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án – Lập dự án trồng dược liệu dưới tán rừng để xin chủ trương đầu tư. Lập dự án trồng dược liệu dưới tán rừng để vay vốn ngân hàng; Lập dự án trồng dược liệu dưới tán rừng để huy động vốn, Lập dự án trồng dược liệu dưới tán rừng để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…
Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo
Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án trồng dược liệu dưới tán rừng