Dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum

Dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum nhằm Phát triển các giống mía có năng suất, chất lượng cao trên cơ sở kế thừa kết quả của các dự án thuộc chương trình giống của Chính phủ. Phục vụ nhu cầu thị trường sản xuất mía, chế biến đường đạt hiệu quả kinh tế cao tăng doanh thu, lợi nhuận cho người trồng mía và nhà chế biến, đủ sức tồn tại, hội nhập và cạnh tranh phát triển bền vững.

Thực hiện theo đúng tinh thần Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 124/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

I. Tổng quan dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum.

Trong những năm qua ngành Mía đường Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể và đã thực hiện được mục tiêu 1 triệu tấn đường.

Ngành Mía đường Việt Nam đã từng bước được hiện đại hóa bằng việc nhập ngoại các dây chuyền công nghệ chế biến của Thế giới. Nhiều giống mía mới cũng được nhập ngoại để khảo nghiệm, chọn lọc, khu vực hóa và đưa vào phục vụ sản xuất đại trà. Diện Tích trồng mía đã được mở rộng nhanh chóng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến. Hàng trăm ngàn hộ nông dân ổn định sản xuất và gia tăng nguồn thu nhập từ nghề trồng mía.

II. Sự cần thiết đầu tư dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum.

Tuy nhiên, Ngành Mía đường nước ta cũng còn bộc lộ những hạn chế như lãng phí nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, trong đó điều quan trọng nhất là vấn đề giống vẫn chưa phát huy hết tiềm năng năng suất của giống và điều kiện đất đai hiện có.

Trước xu thế hội nhập và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường ngành mía đường nước ta phải có hướng đột phá mới, tận dụng lợi thế hiện có của chương trình giống đã đạt được.

Từ những vấn đề trên, để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, Công ty Cổ phần lập dự án Á Châu phối hợp với Nhà máy đường Kon Tum tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Trại giống mía Công nghệ cao thuộc Nhà máy đường Kon Tum”.

Nội dung cơ bản của dự án đã được cơ quan ban ngành chấp thuận chủ trương đầu tư và giải ngân nguồn vốn vay ngân hàng, nội dung cơ bản như sau:

I. Mục tiêu đầu tư.

1. Mục tiêu chung.

Phát triển các giống mía có năng suất, chất lượng cao trên cơ sở kế thừa kết quả của các dự án thuộc chương trình giống của Chính phủ.

Phục vụ nhu cầu thị trường sản xuất mía, chế biến đường đạt hiệu quả kinh tế cao tăng doanh thu, lợi nhuận cho người trồng mía và nhà chế biến, đủ sức tồn tại, hội nhập và cạnh tranh phát triển bền vững.

Nhằm cụ thể hoá quan điểm, mục tiêu phát triển mía đường theo Quy hoạch đã được phê duyệt của UBND tỉnh, Dự án hướng tới mục tiêu như sau:

  • Ổn định diện tích trồng mía khoảng : 5.265 ha.
  • Đưa năng suất mía bình quân đạt trên : 70 tấn/ha.
  • Năng suất đường bình quân đạt trên : 7.000 kg/ha – 7.500 kg/ha.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Hàng năm dự án cung cấp khoảng 1.200 tấn mía giống chất lượng cao phục vụ công tác trồng mới.
  • Đáp ứng được khoảng 9 – 10% nhu cầu của địa phương.
  • Đưa ra cơ cấu giống phù hợp với địa phương cũng như chín rãi vụ.

II. Qui mô sản xuất của dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum.

  • Diện tích khảo nghiệm các giống mới : 2 ha.
  • Nhân giống mía năng suất chất lượng cao : 15 ha.
Dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum nhằm Phát triển các giống mía có năng suất, chất lượng cao.

III. Tổng mức đầu tư của dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum.

Tổng mức đầu tư của dự án là: 2.263.473.000 đồng. Trong đó gồm:

  • Chi phí xây dựng: 1.607.884.000 đồng.
  • Thiết bị: 70.000.000 đồng.
  • Chi phí khác: 417.801.000 đồng.
  • Dự phòng phí 167.788.000 đồng.

IV. Hiệu quả kinh tế của dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 6,4 lần. Dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum có đủ khả năng tạo vốn để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): thời gian hoàn vốn của dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum là 3 năm 11 tháng kể từ ngày sản xuất.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích của dự án. Như vậy PIp = 2,77. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 6%): 3 năm 5 tháng tính từ ngày sản xuất.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9%/năm. Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 3.766.311.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án trang trại công nghệ cao sản xuất giống mía tại Kon Tum có hiệu quả về mặt kinh tế.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích cho thấy IRR = 37% > 9% như vậy dự án có khả năng sinh lời về mặt kinh tế.

_______________________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):

  • Nhận viết dự án – Lập dự án nông nghiệp công nghệ cao để xin chủ trương đầu tư;
  • Lập dự án trang trại công nghệ cao để vay vốn ngân hàng; 
  • Lập dự án để huy động vốn;
  • Lập dự án để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án nông nghiệp công nghệ cao.