Dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao

Dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao góp phần nâng cao giá trị của rừng, nhất là rừng trồng, cần định hướng phát triển rừng kết hợp trồng trọt, tạo ra môi trường sinh thái bền vững; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo đúng quy định của pháp luật.

I. Tổng quan dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao.

Thời gian qua, các phong trào trồng cây, gây rừng đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt gần 41,6%.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kết quả trồng rừng thay thế còn thấp. Nhiều địa phương chưa tích cực chỉ đạo trồng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

Một số tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng, trồng theo phong trào, chưa kiểm soát được chất lượng giống cây trồng cho nên năng suất, chất lượng rừng thấp.

Vì vậy, mặc dù độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng ở một số địa phương vẫn bị suy giảm (hiện 80% diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo).

Đáng chú ý, tình trạng phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép tiếp tục diễn ra tại nhiều địa phương. Hậu quả là môi trường sinh thái của nhiều cánh rừng bị thay đổi, nhiều loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, thảm thực vật không còn đủ độ thấm để giữ nước mỗi khi mưa lũ xảy ra.

II. Sự cần thiết thực hiện dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao.

Để nâng cao giá trị của rừng, nhất là rừng trồng, cần định hướng phát triển rừng kết hợp trồng trọt, tạo ra môi trường sinh thái bền vững; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo đúng quy định của pháp luật.

Với lợi thế về địa hình, khí hậu, Lâm Đồng có diện tích rừng khoảng 539 ngàn ha, và 300 ngàn ha đất canh tác nông nghiệp được phân bố theo các tiểu vùng khí hậu với đặc trưng là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển các chủng loại dược liệu có giá trị dược tính cao.

Từ những phân tích trên, để chung tay góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, phù hợp với quy định. Công ty chúng tôi phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Lập Dự Án Á Châu tiến hành nghiên cứu xây dựng dự án.

II. Mục tiêu dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao.

  • Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng gắn;
  • Huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững rừng.
  • Tạo ra mô hình du lịch sinh thái rừng, từ đó tuyên truyền tầm quan trọng của bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng.
  • Thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định số 91/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

III. Quy mô đầu tư của dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao.

  1. Trồng cây keo với tổng diện tích: 98 ha.
  2. Trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng, nhằm nâng cao hiệu quả.
  3. Xây dựng nhà xưởng sơ chế dược liệu, để sấy và chiết xuất tinh dầu dược liệu.
  4. Dự án phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các tour du lịch sinh thái rừng.
Dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao góp phần nâng cao giá trị của rừng, và tạo ra môi trường sinh thái bền vững.

IV. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao: 23.411.380.000 đồng. trong đó bao gồm:

  • Xây dựng: 15.393.500.000 đồng.
  • Thiết bị: 3.670.000.000 đồng.
  • Chi phí quản lý dự án: 526.674.000 đồng.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác: 1.692.899.000 đồng.
  • Dự phòng phí: 2.128.307.000 đồng.

V. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 222% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,62 lần. Dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn: Bảng phụ lục tính toán ta nhận thấy đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể của dự án PIp = 1,73. chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,67%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 10 đã hoàn được vốn và có dư. Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 11 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,67%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 15.737.895.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án trồng rừng kết hợp trồng dược liệu dưới tán công nghệ cao có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích cho thấy IRR = 17,35% > 8,67%. chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

______________________________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):

  • Nhận viết dự án – Lập dự án trồng rừng kết hợp để xin chủ trương đầu tư;
  • Lập dự án trồng rừng kết hợp để vay vốn ngân hàng; 
  • Lập dự án trồng rừng kết hợp để huy động vốn;
  • Lập dự án trồng rừng kết hợp để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Tư vấn dự án.