Dự án Trồng rừng và dược liệu dưới tán có giá trị kinh tế cao

lập dự án du lịch sinh thái

Dự án Trồng rừng và dược liệu dưới tán, kết hợp chăn nuôi có giá trị kinh tế cao do đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần lập dự án Á Châu thực hiện. Đây là sản phẩm tư vấn (viết dự án) của chúng tôi đã triển khai để chủ đầu tư trình các cơ quan ban nhành xin chủ trương đầu tư dự án, cụ thể như sau:

I. Sự cần thiết đầu tư dự án trồng rừng.

Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, đây thật sự là một chiến lược quan trọng trong dài hạn. Hướng tới sự phát triển bền vững, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên đến năm 2030, không khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, có cơ chế, chính sách để hạn chế khai thác sử dụng gỗ từ rừng trồng. Do vậy, việc tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích người dân và doanh nghiệp cần tập trung vào khai thác dịch vụ môi trường dưới tán rừng (kết hợp trồng dược liệu, chăn nuôi, du lịch sinh thái…), với những đất rừng sản xuất để lấy ngắn nuôi dài rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả bảo vệ rừng và tăng độ che phủ của rừng trong tương lai.

Từ những vấn đề trên, để chung tay phát triển rừng một cách bền vững và hiệu quả, Công ty chúng tôi phối hợp với Công ty cổ phần lập dự án Á Châu tiến hành lập dự án “Trồng rừng và dược liệu dưới tán, kết hợp chăn nuôi có giá trị kinh tế cao” kính trình các cơ quan, ban ngành có liên quan xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, để chúng tôi có thể triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

II. Mục tiêu dự án trồng rừng.

  • Góp phần cụ thể hóa Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
  • Tận dụng thế mạnh về rừng, đất rừng để phát triển những loài cây có giá trị kinh tế cao như Đàn Hương, lim (là 1 trong các loại cây mà HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/03/2021 quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh). Trong đó chú trọng canh tác dược liệu dưới tán rừng (cây dược liệu quý hiếm và các giống cây trà hoa vàng của Quảng Ninh).
  • Dự án phát triển rừng một cách bền vững. Bảo tồn và phát triển phù hợp của nhiều loài cây có giá trị trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hoàn cảnh của rừng được giao theo mô hình canh tác tuần hoàn (Cây rừng, dược liệu và chăn nuôi dưới tán).
  • Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần yên tâm trong việc phát triển và bảo vệ rừng.

III. Quy mô đầu tư dự án trồng rừng.

TTNội dungDiện tích (m²)Tỷ lệ (%)
I.1Khu điều hành và phụ trợ sản xuất4.80016,00
1Nhà điều hành và trực sản xuất2000,67
2Nhà xưởng sấy lạnh dược liệu và chứa sản phẩm.2000,67
3Kho chứa nguyên vật liệu sản xuất1000,33
4Nhà xe và để dụng cụ máy nông nghiệp1000,33
5Ao sinh thái chứa nước tưới và nuôi cá chép giòn1.0003,33
6Chuồng chăn nuôi3.20010,67
Chuồng nuôi hươu1.2004,00
Chuồng nuôi đà điểu2.0006,67
IIKhu trồng rừng kết hợp23.00076,67
1Trồng rừng cây đàn hương12.00040,00
2Trồng cây lim11.00036,67
IIIHạ tầng và đất khác2.2007,33
1Giao thông tổng thể1.4004,67
2Đất khác (sân bãi, hạ tầng,…)8002,67
Tổng cộng30.000100,00

IV. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền (1.000 đồng)
IXây dựng8.890.579
1Khu điều hành và phụ trợ sản xuất2.060.000
2Khu trồng rừng kết hợp5.650.579
3Các hạng mục tổng thể1.180.000
IIThiết bị và mua con giống1.067.000
IIIChi phí quản lý dự án 309.482
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 753.462
1Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 56.360
2Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 93.900
3Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 278.275
4Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 18.123
5Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 16.803
6Chi phí thẩm tra dự toán 16.270
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng 32.095
8Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB 2.998
9Chi phí giám sát thi công xây dựng 230.977
10Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 7.661
VDự phòng phí 551.026
Tổng cộng 11.571.549

V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu thứ 2 phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 6 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 1 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 495% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,33 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,33 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,08 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,08 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,41%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 9 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 9.

Kết quả tính toán: Tp = 8 năm 10 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,41%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 11.444.266.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 11.444.266.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 20,24% > 8,41% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

Viết dự án Trồng rừng

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án trồng rừng, Lập dự án trồng rừng để xin chủ trương đầu tư. Lập dự án trồng rừng để vay vốn ngân hàng; Lập dự án trồng rừng để huy động vốn, Lập dự án trồng rừng để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Mẫu của một dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo