Dự án sản xuất nông nghiệp, đồ gia dụng từ lá cây

Dự án sản xuất nông nghiệp, đồ gia dụng từ lá cây sẽ góp phần thực hiện thành công Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2030 (Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa).

I. Bối cảnh lập dự án sản xuất nông nghiệp.

Nhắc đến sản phẩm dùng một lần như ly nhựa, chén nhựa,… (gọi chung là sản phẩm khó phân huỷ) hẳn không ít người biết chúng được làm ra từ những chất khó phân hủy. Sự tồn tại của các sản phẩm trên trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người.

Trước những tác hại của sản phẩm nhựa khó phân huỷ đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2030 (Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa). Theo đó, tiến tới chấm dứt việc sử dụng sản phẩm khó phân hủy sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như túi ni lông, chén, ly, đĩa nhựa,…

Trong khi đó, với sự nhận thức của người tiêu dùng và đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng bao bì, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… trong những năm gần đây đã sử dụng sản phẩm giấy thân thiện với môi trường để thay thế bao bì khó phân huỷ, đây cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu của các doanh nghiệp trên, với mục tiêu chung tay xây dựng môi trường ngày một xanh sạch đẹp,… và cũng là động lực chính để họ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

II. Sự cần thiết lập dự án sản xuất nông nghiệp.

Nhu cầu về bao bì, ly chén thân thiện với môi trường trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá ấn tượng (khoảng 18%/năm) và cũng tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá, đây cũng là xu hướng sử dụng của ngành trong thời gian tới, không chỉ tại thị trường Việt Nam mà của toàn cầu.

Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt nam còn nhiều hạn chế, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Chính vì vậy, để góp phần bảo vệ môi trường và phát huy thế mạnh của Công ty trong thời kỳ hội nhập, chúng tôi phối hợp với lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Trồng cây Butea monosperma lấy lá sản xuất đĩa, bát, cốc dùng một lần”. Dự án tập trung vào trồng cây nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm đĩa, chén, ly dùng một lần cho ngành thực phẩm, đồng thời để gia tăng giá trị sản xuất và cung cấp dịch vụ đồng bộ đến với khách hàng của Công ty, dự án gia công đóng gói các sản phẩm khi đối tác có nhu cầu.

III. Mục tiêu dự án sản xuất nông nghiệp.

  • Mục tiêu của dự án sản xuất nông nghiệp là góp phần thực hiện tốt đề án của Chính phủ giảm khối lượng bao bì khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại và trong sinh hoạt.
  • Hình thành cơ sở vật chất hoàn thiện và đồng bộ, từng bước xây dựng thương hiệu bao bì giấy thân thiện với môi trường và trở thành doanh nghiệp bao bì thân thiện môi trường hàng đầu Việt Nam.
  • Góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương. Về lâu dài, nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học được kỳ vọng sẽ góp phần đem lại xu hướng sản xuất và tiêu dùng xanh, hướng đến bảo vệ môi trường vốn đang là vấn nạn ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các đô thị lớn.

IV. Quy mô sản xuất của dự án.

  1. Trồng cây Butea monosperma (Giềng Giềng) để lấy lá làm nguyên liệu sản xuất, với quy mô là 19 ha.
  2. Xây dựng nhà máy chế biến đĩa, bát, cốc dùng một lần từ lá câyButea monosperma (Giềng Giềng) với công suất: 30 – 40 triệu sản phẩm/năm.

V. Nhu cầu sử dụng đất của dự án sản xuất nông nghiệp.

TTNội dungDiện tích SDĐ
(m²)
Tỷ lệ
(%)
1Công trình có mái che1.9000,95
Nhà xưởng sản xuất – kho1.2000,60
Nhà điều hành (bao gồm cả nhà ăn)2000,10
Kho nguyên liệu5000,25
2Giao thông – sân bãi1.5000,75
3Trồng cây Butea monosperma196.60098,30
 Tổng cộng200.000100,00

VI. Tổng mức đầu tư của dự án sản xuất.

STTNội dungThành tiền
(trước thuế)
Thuế VAT (10%)Thành tiền sau thuế
(1.000 đồng)
IXây dựng9.386.847938.68510.325.532
I.1Khu chế biến và điều hành5.430.000543.0005.973.000
1Xưởng sản xuất và kho 3.600.000360.0003.960.000
2Nhà điều hành (bao gồm cả nhà ăn) 1.200.000120.0001.320.000
3Sân đường nội bộ 630.00063.000 693.000
I.2Khu trồng rừng nguyên liệu 2.256.847 225.685 2.482.532
1Trồng cây Butea monosperma 1.356.847135.6851.492.532
2Kho nguyên liệu 900.00090.000 990.000
I.3Hạ tầng kỹ thuật 1.700.000 170.000 1.870.000
Hệ thống cấp điện tổng thể 1.200.000120.0001.320.000
Hệ thống cấp nước tổng thể 200.00020.000 220.000
Hệ thống thoát nước tổng thể 300.00030.000 330.000
IIThiết bị9.122.909912.29110.035.200
IIIChi phí quản lý dự án 556.76255.676 612.439
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 2.013.767141.3772.155.144
 Tổng cộng 21.080.285 2.048.02923.128.314

VII. Phân tích hiệu quả của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm thứ 2 (sau khi xây dựng xong và đi vào hoạt động) phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 3 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án sản xuất nông nghiệp, trung bình mỗi năm trả 2,5 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án sản xuất nông nghiệp (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là cao, trung bình dự án sản xuất nông nghiệp có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 370% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sản xuất nông nghiệp sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 7,15 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 7,15 đồng thu nhập. Dự án sản xuất nông nghiệp có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án sản xuất nông nghiệp là 6 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,23 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,23 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án sản xuất nông nghiệp có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,72%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 8.

Kết quả tính toán: Tp = 7 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,72%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 47.220.380.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 47.220.380.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 28,25% > 8,72% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án sản xuất nông nghiệp có khả năng sinh lời cao.

Dự án sản xuất nông nghiệp, đồ gia dụng từ lá cây sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy trong sinh hoạt

____________________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) nhận viết dự án sản xuất nông nghiệp để xin chủ trương đầu tư, lập dự án sản xuất nông nghiệp để vay vốn ngân hàng, lập dự án sản xuất nông nghiệp để huy động vốn, lập dự án sản xuất nông nghiệp để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo