Dự án nông nghiệp hỗn hợp trồng trọt và nuôi yến Kiên Giang

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới.

Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất đã hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Trong vòng một năm trở lại đây, những thủ tục, qui định rườm rà gây cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại đang được Kiên Giang khẩn trương tháo gỡ theo chủ trương tạo mọi điều kiện cho mô hình này phát triển đúng hướng. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai nhanh việc cấp giấy chứng nhận cho các trang trại. Qua đó các chính sách ưu đãi về đầu tư, tín dụng dành riêng cho mô hình kinh tế trang trại đang được thực hiện.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Sau hơn 4 năm thực hiện, hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Tuy vậy, từ thực tế tại Kiên Giang cho thấy để mô hình này thật sự phát triển một cách bền vững, địa phương cần thực hiện nhanh chóng hơn nữa các cơ chế ưu đãi, nhất là về tín dụng. Công việc qui hoạch xây dựng các vùng lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, an ninh trật tự… phải được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, cụ thể hơn. Từ đó sẽ tạo nên sự hòa nhập và gắn kết lâu dài giữa lợi ích xã hội, người lao động và các chủ trang trại…

Một số trang trại, gia trại đã hình thành các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ và chế biến.

Đặc biệt kinh tế trang trại phát triển theo hướng công nghệ cao là yêu cầu cấp thiết hiện nay, chính vì vậy xét thấy việc phát triển cần phải ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả trong sử dụng đất đai, nguồn lực, chúng tôi đã phối hợp với lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nông nghiệp hỗn hợp Kiên Giang”.

II. Mục tiêu dự án.

1. Mục tiêu chung.

  • Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới.
  • Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật phục vụ sản xuất của dự án.
  • Tổ chức sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
  • Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nước.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Hàng năm cung cấp khoảng 296 con bò giống và 400 con bò thịt chất lượng cao cho thị trường;
  • Hàng năm cung cấp khoảng 1.375 tấn lúa Nhật;
  • Cung cấp 330.000 kg heo hàng năm cho thị trường.
  • Cung cấp 5,4 triệu trứng gà và khoảng 300 kg yến sào chi thị trường hàng năm.

III. Quy mô đầu tư của dự án.

  • Đàn heo nái sinh sản : 1.000 con;
  • Đàn bò thịt chất lượng cao : 1.000 con;
  • Gà chuyên trứng : 10.000 con;
  • Sản xuất lúa Nhật : 100 ha;
  • Đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò : 10 ha;
  • Nhà nuôi Yến (80 m2/nhà) : 20 nhà.

IV. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng 90.240.950
I.1Hợp phần bò thịt 31.034.950
1Chuồng nuôi bò sinh sản 11.996.703
2Chuồng nuôi bò cái 12 – 24 tháng tuổi tăng đàn 755.060
3Chuồng nuôi bê cái 0 – 12 tháng tuổi2.399.341
4Chuồng nuôi bò thịt (từ bê đực sinh sản ra)5.849.846
5Kho chứa thức ăn tinh1.750.000
6Hố ủ chua1.380.000
7Hệ thống thoát nước khu trại bò2.500.000
8Hệ thống cấp nước khu trại bò 600.000
9Hệ thống cấp điện khu trại bò1.800.000
10Hàng rào bảo vệ 648.000
11Nhà nghỉ công nhân và trực sản xuất 900.000
12Giao thông nội bộ 456.000
I.2Hợp phần nuôi heo thịt 13.020.000
1Chuồng nuôi heo thịt6.840.000
2Hệ thống thoát nước1.200.000
3Hệ thống cấp nước 560.000
4Hệ thống cấp điện 350.000
5Hàng rào bảo vệ 750.000
6Nhà nghỉ công nhân và trực sản xuất 540.000
7Giao thông nội bộ 152.000
8HT xilo chứa cám2.500.000
9Nhà khử trùng 128.000
I.3Các hạng mục khác 46.186.000
1Nhà nuôi chim yến8.000.000
2Chuồng nuôi gà 11.400.000
3Nhà điều hành chung3.250.000
4Khu trồng cỏ thâm canh4.506.000
5HT cấp điện Trung thế 600.000
6HT thoát nước khu điều hành 80.000
7HT cấp nước khu điều hành 150.000
8Vườn sản xuất lúa Nhật2.000.000
9Sân đường giao thông nội đồng 16.200.000
IIThiết bị và con giống8.430.000
IIIChi phí quản lý dự án2.041.502
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng5.986.042
VChi phí khác 54.784.434
 Tổng cộng161.482.928

V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,52 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,52 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 5 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,85 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,85 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,12%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4.

Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 0 tháng tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 7,12%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 124.210.015.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 12 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 124.210.015.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 14,25% > 7,12% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477