Dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp để sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nhằm tạo được sức cạnh tranh bền vững, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện theo đúng tinh thần Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 124/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
I. Bối cảnh lập dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp.
Năng suất giống cây trồng, vật nuôi ở nước ta, giai đoạn 1990 – 1999, do Tổ chức FAO đánh giá thuộc loại trung bình thấp của thế giới.
Tồn tại yếu kém này, là do ngành Nông nghiệp chưa đề ra chiến lược:
- Phát triển giống, quy mô quốc gia, quy mô cho từng vùng sinh thái,
- Chậm hình thành hệ thống tổ chức nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh giống phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa.
- Việc quản lý Nhà nước, về giống chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là chính sách đầu tư cho chọn giống.
- Đào tạo và tiếp cận công nghệ sinh học về giống …
Bên cạnh năng suất thấp, chất lượng giống cũng không cao. Dẫn đến thực tế là nông sản Việt Nam tuy đã thành hàng hóa, nhưng sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu. Người sản xuất nông nghiệp, chủ yếu lấy công làm lãi.
Từ thực trạng thiếu giống chất lượng tốt, phục vụ các chương trình mục tiêu lớn:
- Lúa xuất khẩu.
- Cây công nghiệp.
- Cây ăn quả
- Chăn nuôi hàng hóa.
- Trồng mới rừng …,
Từ chương trình này, 61 tỉnh, thành phố trên cả nước: Có đến 342 dự án giống được xây dựng và phê duyệt với tổng kinh phí là 2.691 tỷ đồng. Kết quả:
Nhìn chung, chương trình giống giai đoạn 1 đã góp phần chủ động lớn trong việc cung ứng giống cho sản xuất.
Chương trình giống đã góp phần sản xuất 4.000 tấn giống lúa lai F1, đáp ứng 25% nhu cầu và 10.000 tấn giống lúa thương mại, phục vụ chương trình 1 triệu ha lúa xuất khẩu.
II. Sự cần thiết lập dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp.
Chính vì thế, tuy đã đạt được nhiều thành tựu ghi nhận. Nhưng những chương trình vẫn chưa tạo được xung lực cho mỗi địa phương, trong chiến lược phát triển giống cây trồng, vật nuôi … Từ đó chưa tạo được sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng cho rằng: Chương trình giống quốc gia còn chưa được tuyên truyền đến nơi đến chốn. Làm sao cho Chương trình này phải trở nên sâu rộng trong từng địa phương.
Một số nông sản nước ta tuy có sức cạnh tranh cao như lúa, điều, cà phê, tiêu, dứa, ngô …, nhưng chủ yếu vẫn còn là cạnh tranh về giá, chưa phải bằng chất lượng.
Đây chính là nổi trăn trở của người nông dân, mà các nhà hoạch định chiến lược và các nhà khoa học tham gia vào Chương trình giống cần khắc phục.
Giống chất lượng tốt mới đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nhằm tạo được sức cạnh tranh bền vững, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để giải quyết những vấn đề trên, được sự đồng ý của các cơ quan ban ngành. Trung tâm giống phối hợp với lập dự án Á Châu. Tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Đầu tư xây dựng bổ sung trại giống Nông Ngư Nghiệp Tân Hiệp”.
III. Mục tiêu đầu tư của dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp.
1. Mục tiêu về lúa giống.
Với diện tích 19,47 ha, trong đó:
- Diện tích thực sản xuất lúa giống nguyên chủng 18,27 ha (1,2 ha dùng cho khảo nghiệm, khu vực hóa) mỗi năm 2 vụ, sản lượng lúa nguyên chủng hàng năm 182 tấn.
- Với sản lượng lúa nguyên chủng này, cung cấp cho khoảng 916 ha nhân giống xác nhận.
- Từ đó cung cấp 22.964 ha lúa xuất khẩu (2 vụ).
2. Mục tiêu về đàn heo giống.
- Với mục đích sản xuất ra những heo con giống, chất lượng cao.
- Cung ứng cho sản xuất và nhân giống trong nhân dân
- Bằng cách xây dựng trại heo với trang bị hiện đại, để nhập heo giống ông bà chất lượng cao, về sản xuất ra heo giống bố mẹ.
3. Mục tiêu đầu tư xây dựng và sản phẩm chính của trại cá giống Tân Hiệp.
- Hàng năm cung cấp khoảng 900.000 con cá giống có chất lượng cao.
- Thu nhập từ sản lượng cá thịt khoảng 32 tấn/năm.
- Trại cá giống Tân Hiệp sẽ là nơi huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi.
- Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cá các loại, cho các địa phương trong tỉnh.
IV. Phương án khai thác và sử dụng lao động của dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp.
1. Phương án khai thác dự án.
Trại giống Tân Hiệp, thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch sản xuất và nghiên cứu, khảo nghiệm hàng năm được giao.
Hoạt động theo quy chế hoạt động và định hướng sắp xếp, kế hoạch phát triển chung của Trung Tâm Giống.
2. Phương án sử dụng lao động.
Trại giống Tân Hiệp, hoạt động với phương thức hạch toán phụ thuộc.
Trại có 6 biên chế:
- 01 trưởng trại có trình độ kỹ sư nông học, đến năm 2010 phải có trình độ thạc sĩ trở lên.
- 01 phó trại phụ trách chăn nuôi: có trình độ thạc sĩ hoặc trên thạc sĩ vào năm 2010.
- 2 gồm cán bộ kỹ thuật + kỹ sư chăn nuôi.
- 01 kế toán kim kế hoạch.
- 01 thủ quỹ.
- Còn lại là lao động trực tiếp hợp đồng theo thời vụ hoặc từng công việc cụ thể.
V. Tổng mức đầu tư của dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp.
Tổng cộng: 21.558.448.546 đồng. Trong đó:
- Chi phí xây dựng : 13.339.433.436 đồng.
- Chi phí thiết bị + mua giống : 2.731.190.000 đồng.
- Chi phí khác : 3.752.201.652 đồng.
- Chi phí dự phòng : 1.735.623.459 đồng.
VI. Các thông số tài chính của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp, trung bình mỗi năm trả 4,2 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 350% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 9,75 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 9,75 đồng thu nhập. Dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm 11 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 4,20 cho ta thấy dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,5%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.
Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 4 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,57%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 43.370.839.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 22% > 8,5% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp có khả năng sinh lời cao.
________________________________________________________
Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):
- Nhận viết dự án – Lập dự án nông nghiệp công nghệ cao để xin chủ trương đầu tư;
- Lập dự án nông nghiệp công nghệ cao để vay vốn ngân hàng;
- Lập dự án nông nghiệp công nghệ cao để huy động vốn;
- Lập dự án nông nghiệp công nghệ cao để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…
Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo
Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án nông nghiệp công nghệ cao.