Dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên được Đầu tư nhà máy với dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu chế biến trái cây (Bơ, chanh dây, thanh long, chôm chôm, sầu riêng,… ) với công suất: 10.000 tấn sản phẩm/năm; dược liệu: 800 tấn sản phẩm/năm.
I. Bối cảnh lập dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên.
Ngành nông nghiệp hiện nay đang hướng tới tăng giá trị, giảm chi phí đầu vào, chuyển từ quan niệm sản xuất nông nghiệp sang khái niệm kinh tế nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực chế biến – phát triển thị trường nông sản đóng vai trò, sứ mệnh đặc biệt quan trọng, chiếm gần như 50% trong toàn chuỗi khép kín của nông sản từ sản xuất tới tay người tiêu dùng. Giá trị nông sản, gia tăng chủ yếu hiện nay là thông qua khâu chế biến sâu….
Hơn 10 năm qua công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm đạt khoảng 5-7%, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hiệu quả hoạt động của ngành và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản đã được hình thành và phát triển với hơn 7.500 doanh nghiệp, công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến hiện đại mang tầm khu vực và thế giới.
II. Sự cần thiết lập dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên.
Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam hiện nay, nhìn chung về tổng thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn về trình độ công nghệ, năng lực chế biến. Cơ giới hoá, tự động hóa còn hạn chế, năng suất thấp, giá thành sản xuất và tổn thất sau thu hoạch cao.
Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu, thiếu cơ sở và công suất chế biến, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là cao điểm của mùa vụ. Trong đó, các mặt hàng rau quả, thịt, khối lượng đưa vào chế biến chỉ chiếm 8-10% sản lượng hằng năm.
Chế biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp. Ngoài việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu thì các sản phẩm chế biến có thời gian bảo quản lâu dài nên giảm được tổn thất khi chưa thể xuất khẩu ngay.
Phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp các sản phẩm nông sản thâm nhập các thị trường lớn, nhất là khi phần lớn các rào cản thuế quan của nhiều mặt hàng nông sản chế biến được dỡ bỏ theo cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Từ những vấn đề trên, với mục tiêu chung tay xây dựng ngành chế biến nông sản của tỉnh nhà, Lập dự án Á Châu phối hợp với Công ty Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nhà máy chế biến trái cây và các sản phẩm nông nghiệp”.
III. Mục tiêu dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên.
- Đầu tư nhà máy với dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu chế biến trái cây (Bơ, chanh dây, thanh long, chôm chôm, sầu riêng,… ) với công suất: 10.000 tấn sản phẩm/năm; dược liệu: 800 tấn sản phẩm/năm.
- Góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nông sản nói chung và thị trường xuất khẩu nói riêng.
- Nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP và GMP trong chế biến nông sản. Tất cả sản phẩm của dự án được dán mã vạch để truy xuất nguồn gốc nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.
- Thực hiện theo đúng tinh thần Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 124/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
IV. Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên.
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) |
A | Xây dựng | 38.350.895 |
B | Thiết bị | 24.200.000 |
C | Chi phí quản lý dự án | 1.585.040 |
D | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 3.401.908 |
E | Chi phí khác | 2.093.228 |
F | Dự phòng phí | 6.963.107 |
Tổng cộng | 76.594.178 |
V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên.
1. Tổng mức đầu tư – nguồn vốn.
Tổng mức đầu tư: 76.594.178.000 đồng. Trong đó:
- Vốn tự có : 26.553.462.000 đồng.
- Vốn vay tín dụng : 50.040.716.000 đồng.
2. Phương án vay.
- Số tiền : 50.040.716.000 đồng.
- Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
- Ân hạn : 1 năm.
- Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 9%/năm.
- Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
3. Các thông số tài chính của dự án.
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 7.5 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 547% trả được nợ.
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên để hoàn trả vốn vay.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 18,84 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 18,84 đồng thu nhập. Dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên. Như vậy PIp = 4,26 cho ta thấy dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,96%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 8.
Kết quả tính toán: Tp = 7 năm 3 tháng tính từ ngày hoạt động.
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 7,96%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 235.024.334.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án nhà máy nông sản công nghệ cao Tây Nguyên có hiệu quả cao.
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 25,71% > 7,96% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.
____________________________________________________
Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):
- Nhận viết dự án – Lập dự án nhà máy nông sản công nghệ cao để xin chủ trương đầu tư;
- Lập dự án nhà máy nông sản công nghệ cao để vay vốn ngân hàng;
- Lập dự án nhà máy nông sản công nghệ cao để huy động vốn;
- Lập dự án nhà máy nông sản công nghệ cao để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…
Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo
Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án nhà máy nông sản.