Sáp nhập tỉnh thành năm 2025 – Thông tin chính xác và mới nhất

Sáp nhập tỉnh thành năm 2025 – Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định việc tinh gọn bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế…

Sáp nhập tỉnh thành năm 2025 - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định việc tinh gọn bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là điều chỉnh không gian kinh tế

I. Căn cứ sáp nhập tỉnh thành năm 2025.

(1) Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025

Ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Nội dung nổi bật tại Kết luận 126-KL/TW là chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đề xuất:

– Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (bỏ cấp huyện);

– Xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã;

– Định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh thành năm 2025);

– Đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

(2) Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025

Ngày 28/02/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nội dung đáng chú ý tại Kết luận 127-KL/TW năm 2025 là yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung thực hiện nội dung về xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh thành năm 2025), không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Giao Đảng uỷ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh thành năm 2025), không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đảng uỷ Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:

+ Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

+ Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

(3) Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025

Ngày 19/02/2025, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

Theo đó, tại Chương II Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Xem thêm chi tiết tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có hiệu lực từ ngày 01/03/2025.

(4) Công văn 006/BNV-CQĐP

Bộ Nội vụ đã có Công văn 006/BNV-CQĐP ngày 01/3/2025 về việc rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Cụ thể, triển khai Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025 của Bộ Chính trị về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở năm 2025 và Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp xã, Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (tính đến ngày 31/12/2024).

Do yêu cầu nhiệm vụ cấp bách theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi về Bộ Nội vụ (qua Vụ Chính quyền địa phương) trước ngày 10/3/2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

(5) Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 08/03/2025

Ngày 08/03/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2025.

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết này là việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính (cấp tỉnh, huyện, xã) tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trình Đảng ủy Chính phủ bảo đảm chất lượng, tiến độ để kịp thời báo cáo Bộ Chính trị theo đúng yêu cầu tại Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị;

Đồng thời, chủ trì tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương về các nội dung đề xuất phân cấp, phân quyền để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao triển khai đồng bộ các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo tổ chức bộ máy mới, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Rà soát, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính cần điều chỉnh do tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới.

II. Số đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sáp nhập đã được xác định

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau cuộc họp của Bộ Chính trị, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh thành năm 2025) đã được làm rõ.

Tối 16/3, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết mô hình chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh) và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (cấp cơ sở) cũng đã được làm rõ.

Theo Bộ trưởng, cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương. Sau khi tổng hợp, đề án sẽ được báo cáo lên Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào giữa tháng 4/2025. Sau Hội nghị Trung ương, một hội nghị toàn quốc sẽ được tổ chức để triển khai việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Bộ trưởng Trà nhấn mạnh nhiệm vụ hiện tại của các bộ, ngành là tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình, làm cơ sở để triển khai việc sáp nhập và sắp xếp sau Hội nghị Trung ương. Việc này không quá khó khăn vì đã có kinh nghiệm từ các đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trước đây. Hiện tại, các cơ quan chỉ cần điều chỉnh, mở rộng và bổ sung để phù hợp với quy mô sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Các công việc liên quan đến tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, việc này có thể được triển khai ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Các bộ, ngành cần tập trung hướng dẫn và hoàn thiện văn bản liên quan.

“Việc này cần được thực hiện khẩn trương. Các bộ phải gửi văn bản về Bộ Nội vụ sớm để chuẩn bị cho hội nghị toàn quốc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương”, Bộ trưởng Trà nói.

Theo bà Trà, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình sẽ có chỉ đạo gấp để tất cả bộ, cơ quan ngang bộ rà soát toàn bộ văn bản pháp luật (luật, nghị định). Nếu các luật chuyên ngành liên quan đến thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp huyện thì phải xử lý bằng một nghị quyết. Việc này phải rà soát rất nhanh để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết xử lý vấn đề liên quan đến các luật chuyên ngành về tổ chức đơn vị hành chính các cấp.

Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 696 quận, huyện và 10.035 xã, phường. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Hiện chỉ có 15 tỉnh, thành đủ tiêu chuẩn, gồm Bình Định, Đăk Lăk, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa, TP HCM, Huế và Hà Tĩnh.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận 127, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương và cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Hôm 11/3, Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.

Lập dự án Á Châu sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh thành năm 2025.


Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):

  • Nhận viết dự án – Lập dự án để xin chủ trương đầu tư;
  • Lập dự án để vay vốn ngân hàng; 
  • Lập dự án để huy động vốn;
  • Lập dự án để xin phê duyệt hoạt động;
  • Lập dự án để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo