BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 5392/QĐ-BNN-TT Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch vùng trồng cây thanh long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trường Vụ kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch vùng trồng cây thanh long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
- Phát triển cây thanh long đạt hiệu quả cao và bền vững, gẳn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy mô và vùng trồng cây thanh long phải phù hợp yêu cầu của thị trường và yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây thanh long; đồng thời, phải xem xét đen khả năng cạnh tranh về hiệu quả kinh tể, xã hội với các cây trồng khác.
- Phát triển cây thanh long trên cơ sờ tô chức lại sản xuất, hình thành các vùng trồng tập trung, có hạ tầng đồng bộ đê áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước.
- Nhà nước tiếp tục tạo cơ chể, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tể đầu tư phát triển trồng, chế biển, tiêu thụ cây thanh long ở những vùng sản xuất tập trung gắn với tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tổt môi trường sinh thái, tạo cảnh quan phục vụ hoạt động du lịch và xây dựng nông thôn mới.
- MỤC TIÊU PHÁT TRIẺN
4.1 Đến năm 2025
– Diện tích trồng cây thanh long cả nước đến năm 2020 đạt 45.000 –
- ha; năm 2025 đạt khoảng 48.000 – 48.500 ha, vùng trồng tập trung từ
- – 500 ha, sản lượng 1,2 – 1,25 triệu tấn.
- Diện tích trông thanh long áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến (VietGAP, Global GAP…) năm 2020 đạt 30%, đến năm 2025 đạt 40%.
- Kim ngạch xuất khẩu thanh long năm 2020 đạt 700 – 750 triệu USD, đến năm 2025 đạt 750 – 800 triệu USD.
4.2 Định hướng đến năm 2030
- Diện tích trồng thanh long cả nước đạt 48.500 – 000 ha; trong đó, vùng trồng tập trung 44.000 – 45.000 ha, năng suất bình quân đạt 30-31tấn/ha, sản lượng đạt trên 1,3 triệu tẩn.
- Diện tích trồng thanh long áp dụng quy trình kỳ thuật tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP…) đạt khoảng 50%. ‘
- Kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 850 – 900 triệu USD.
II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG TRÒNG THANH LONG
- Năm 2020, diện tích trồng thanh long cả nước khoảng 45.000 – 000 ha; vùng tập trung khoảng 41.700 ha, phân bổ ở các tỉnh như sau:
- Bình Thuận khoảng 28.000 ha, bao gồm: Thị xã La Gi 1.200 ha, Bắc Bình 600 ha, Hàm Thuận Bắc 9.500 ha, Hàm Thuận Nam 13.000 ha, Hàm Tân
- ha, thành phổ Phan Thiết 400 ha, Tuy Phong 300
- Long An khoảng 7.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành 7.000 ha, các huyện khác 500 ha.
- Tiền Giang khoảng 6.200 ha, bao gồm: Chợ Gạo 500 ha, Gò Công Tây 500 ha, Tân Phước 1.000 ha, các huyện khác 200 ha.
- Năm 2025, diện tích trồng thanh long cả nước khoảng 48.000 – 48.500 ha; vùng tập trung khoảng 44.500 ha, trong đó:
- Bình Thuận khoảng 30.000 ha, chỉ mờ rộng diện tích trồng thanh long tại huyện Bắc Bình (3.100 ha) và Hàm Thuận Nam (14.500 ha); các huyện khác giữ quy mô như năm 2020.
- Long An 000 ha, mở rộng diện tích thanh long tại huyện Châu Thành lên quy mô 7.500 ha, các huyện khác giữ ôn định quy mô 500 ha.
- Tiền Giang 500 ha, chỉ mở rộng diện tích trồng thanh long tại huyện Tân Phước lên quy mô 1.300 ha, các huyện khác giữ quy mô diện tích như năm 2020.
- Năm 2030, diện tích trồng thanh long cả nước khoảng 48.500 – 000 ha; vùng tập trung khoảng 44.700 ha, gồm: Bình Thuận 30.000 ha, Long An
- ha, Tiền Giang 6.700 ha.
(Diện tích quy hoạch vùng trồng thanh long tập trung như phụ lục đỉnh kèm)
III. MỘT SÓ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Quy hoạch và quản lý đất đai
Căn cứ quy hoạch vùng trồng thanh long cả nước được phê duyệt; các tỉnh thuộc vùng trồng thanh long tập trung rà soát phưcmg án quy hoạch chi tiêt trên địa bàn. Phươne; án quy hoạch của tỉnh cân xác định cụ thê diện tích trông thanh long đến cấp xã, gắn sản xuất với thu mua, sơ chế, chế biển, bảo quản và tiêu thụ sản phấm.
- về khoa học công nghệ
- về giống: Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo giống thanh long mới có đặc tính nổi trội so với các giống hiện có (về năng suẩt, tính kháng bệnh và chât tượng quà). Đồng thời, quản lý tốt nguồn cây giống cung cấp ra thị trường, đảm bảo người sản xuât được sử dụng giông đúng chât lượng.
- về kỳ thuật canh tác: Hoàn thiện các kỹ thuật thâm canh, trồng mới và kỹ thuật chông đèn cho ra hoa trái vụ. Đồng thời, thực hiện các giải pháp chuyển giao tiến bộ khoa học cône n°,hệ mới cho người trồng thanh long. Tổ chức sản xuất thanh long theo quy trình kỹ thuật tiên tiến VietGAP, Global GAP….
- về chế biến sản phẩm: Tiếp tục nghiên cứu công nghệ và chế tạo các dây chuyền thiết bị chê biến sản phẩm thanh long (sẩy khô, nước ép, bánh kẹo, rượu, phẩm màu…) và chuyển giao cho các doanh nghiệp chế biển đế tạo ra các sản phẩm chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và quản lý phát triển cây thanh long từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- về tiêu thụ sản phẩm
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm thanh long; kết nối chặt chẽ các khâu trong chuỗi sản xuất, tù trồng đến thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thanh long liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng sản xuất thanh long an toàn và tiêu thụ sản phâm.
- Tiếp tục nghiên cứu yêu cầu về số lượng, chất lượng thanh long của các nước nhập khẩu để củng cổ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu thanh long Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Tuyên truyền, quảng bá tiêu thụ thanh long tại thị trường trong nước.
- về cơ chế chính sách
- Tiếp tục triển khai một số chính sách đã ban hành: Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một sô chính sách hô trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuât nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gan với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đông lớn…
- Ngoài ra, các tỉnh thuộc vùng trồng thanh long tập trung cần ban hành các chính sách bổ sung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị sơ chế, chế biến và bảo quản sản phâm thanh long.
- về hợp tác quốc tế
Tiếp tục mở rộng họp tác với các nước và tổ chức quổc tế để nghiên cứu, nhập nội các giống thanh long mới, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới về trồng và chế biến thanh long.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tể để hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm thanh long Việt Nam.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Cục Trồng trọt
Chủ trì tham mưu cho Bộ hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện phương án quy hoạch. Hàng năm, tổng họp kết quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ thanh long báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Các đơn vị khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối họp với Cục Trồng trọt hướng dần các địa phương triển khai, thực hiện phương án quy hoạch.
- Các Bộ, ngành Trung ương
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phổi hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trồng thanh long tập trung kiêm tra, giám sát thực hiện phương án quy hoạch; báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phát triển cây thanh long bền vững.
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng thanh long tập trung
Tham mưu cho ủy ban nhân dân các tỉnh: (i) Rà soát phương án quy hoạch trồng và chế biến thanh long trong quá trình lập, hoặc rà soát quy hoạch ngành tại địa phương; (ii) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện định hướng quy hoạch cây thanh long tại địa phương; (iii) Hàng năm báo cáo kêt quả thực hiện để Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.
- Các doanh nghiệp trồng, chế biến, xuất khẩu thanh long
Liên kết với nông dân xây dựng vùng sản xuất thanh long an toàn; tổ chức thu mua, sơ chế, chế biến sản phẩm; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu
thụ thanh long cả trong nước và quốc tế. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải tiến thiết bị và công nghệ chế biến các sản phấm từ thanh long nhằm nâng cao chất lượng sản phâm.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Ke hoạch và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc Sờ Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trồng và che biến thanh long chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như đỉều 3;
- Thủ tướng Chính Phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính Phù (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phũ;
- Bộ trường, các Thứ trưòng ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Ngân hàng Nhà
- UBND các tinh: Bình Thuận, Tiền Giang
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Lưu (VT,TT. US)