Dự án trồng dược liệu và chế biến công nghệ cao Ninh Điền

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.

Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng của tỉnh. 

Việc ứng dụng công nghệ đã nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của người dân được nâng cao.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Cây dược liệu là một phần trong việc định hướng phát triển các loại cây của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển vùng trồng dược liệu ở tỉnh còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, đặc biệt là công nghệ mới và công nghệ trong sản xuất giống, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống chưa được quan tâm đúng mức, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch chưa được chuẩn hóa, ít có sự tham gia của nhà khoa học mà mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm cá nhân… Đồng thời, chưa có sự liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ dược liệu.

Từ những yếu tố phân tích trên, với mục tiêu chung tay xây dựng và phát triển ngành trồng cây dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của tỉnh nhà. Chủ đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Đầu tư sản xuất dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ kết hợp chế biến ứng dụng công nghệ cao Ninh Điền”, công nghệ dự án ứng dụng là công nghệ nano siêu nhiên, kết hợp với thế giới siêu thị dược liệu y học cổ truyền có phòng khám đông y chăm cứu bấm huyệt chữa bệnh – du lịch canh nông. Trình các cơ quan ban ngành có liên quan, xem xét và chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án.

III. Mục tiêu dự án.

  • Sau khi thực hiện thành công dự án là tiền để để từng bước liên kết với người dân trong tỉnh để hình thành vùng trồng cây dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án.
  • Xây dựng vùng trồng ứng dụng công nghệ cao. Là mô hình kiểu mẫu, từ đó dự án có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng cây dược liệu theo mô hình chuyên canh ứng dụng công nghệ cao cho người dân trên địa bàn, đồng thời ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân sản xuất, từ đó tạo sự lan tỏa trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và cây dược liệu nói riêng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong tỉnh.
  • Chung tay, góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh nhà.

IV. Quy mô sản xuất của dự án.

Với tổng diện tích của dự án là 1.529,9 ha. Chúng tôi tiến hành đầu tư quy mô các hạng mục cụ thể như sau:

Sản xuất dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, gồm:

  1. Khu trồng đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP-WHO: 100 ha.
  2. Khu trồng nghệ theo tiêu chuẩn GACP-WHO: 100 ha.
  3. Khu trồng sâm bố chính theo tiêu chuẩn GACP-WHO: 100 ha.
  4. Khu trồng Ba kích theo tiêu chuẩn GACP-WHO: 100 ha.
  5. Khu trồng các loại dược liệu khác (Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo và Kim tiền thảo, sâm bố chính, sâm đại quang, sâm đất, đương qui, đẳng sâm, cây khôi đốm, cây xương khỉ, cây cà gai leo, cây địa liền, cây sa nhân tím, cây  gấc, cây gừng, cây sả, cây ý dĩ, cây 7 lá 1 hoa….): 650 ha.
  6. Khu trồng lúa (gạo tím): 400 ha.
  7. Nhà văn phòng, thí nghiệm và nuôi cấy mô.
  8. Khu ẩm thực và vui chơi giải trí phục vụ du lịch canh nông.
  9. Khu nhà trải nghiệm thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thế giới siêu thị dược liệu y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
  10. Xưởng chiết suất và sây lạnh sản phẩm dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP.

V. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

TTNội dungDiện tích (m²)Tỷ lệ (%)
IKhu văn phòng và chế biến314.1002,05
1Nhà văn phòng, thí nghiệm và nuôi cấy mô1.5000,01
2Nhà trực sản xuất5.0000,03
3Khu ẩm thực và vui chơi giải trí phục vụ du lịch canh nông4.0000,03
4Khu nhà trải nghiệm thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thế giới siêu thị dược liệu y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.7.5000,05
5Giao thông khu điều hành15.0000,10
6Vườn ươm cây giống gốc dược liệu công nghệ cao100.0000,65
7Cây xanh cảnh quan15.0000,10
8Homstay nghỉ dưỡng3.6000,02
9Nhà bảo vệ và cổng chào, sân bãi đón khách3.0000,02
11Hệ thống hạ tầng – kỹ thuật, xử lý nước thải1.0000,01
12Vườn sưu tập và bảo tồn cây thuốc quý150.0000,98
13Xưởng chiết suất và sây lạnh sản phẩm dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP3.0000,02
14Nhà máy chế biến gạo đồ bảo vệ sức khoẻ đạt tiêu chuẩn GMP3.0000,02
15Kho chứa sản phẩm1.2000,01
16Kho chứ nguyên vật liệu8000,01
17Nhà để máy và dụng cụ nông nghiệp5000,00
IIKhu trồng dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ứng dụng công nghệ cao14.984.90097,95
 Tổng cộng15.299.000100,00

VI. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng755.683.650
I.1Khu văn phòng và chế biến311.020.000
1Nhà văn phòng, thí nghiệm và nuôi cấy mô7.800.000
2Nhà trực sản xuất26.000.000
3Khu ẩm thực và vui chơi giải trí phục vụ du lịch canh nông41.600.000
4Khu nhà trải nghiệm thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thế giới siêu thị dược liệu y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.78.000.000
5Giao thông khu điều hành12.000.000
6Vườn ươm cây giống gốc dược liệu công nghệ cao15.000.000
7Cây xanh cảnh quan1.800.000
8Homstay nghỉ dưỡng18.720.000
9Nhà bảo vệ và cổng chào, sân bãi đón khách5.200.000
10Hàng rào bảo vệ8.000.000
11Hệ thống hạ tầng – kỹ thuật, xử lý nước thải12.000.000
12Vườn sưu tập và bảo tồn cây thuốc quý1.800.000
13Xưởng chiết suất và sây lạnh sản phẩm dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP36.000.000
14Nhà máy chế biến gạo đồ bảo vệ sức khoẻ đạt tiêu chuẩn GMP36.000.000
15Kho chứa sản phẩm7.200.000
16Kho chứ nguyên vật liệu2.400.000
17Nhà để máy và dụng cụ nông nghiệp1.500.000
I.2Khu trồng dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ứng dụng công nghệ cao444.663.650
1Sản xuất268.492.000
2Các hạng mục phụ trợ176.171.650
IIThiết bị142.950.000
IIIChi phí quản lý dự án10.862.665
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 940.065.066
VDự phòng phí 184.956.138
 Tổng cộng2.034.517.518

VII. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,50 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,50 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 10 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 10 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 9 năm 7 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,46 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,46 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 6%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 13 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 13.

Kết quả tính toán: Tp = 12 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 6%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 893.179.150.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 893.179.150.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 11,17% > 6% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

_____________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477