Trang trại nuôi Ngọc trai kết hợp du lịch canh nông trải nghiệm

I. Bối cảnh viết dự án đầu tư.

Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng gắn liền với với du lịch, trong đó một hướng chủ đạo là kết hợp giữa du lịch gắn với các sản phẩm du lịch địa phương. như các sản vật, ẩm thực, văn hóa, du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, khi kính tế phát triển các nhu cầu về trang sức, thẩm mỹ ngày càng lớn, chơi trang sức ngọc trai, một trong số các sản phẩm du lịch mới. Do được thiên nhiên ưu đãi nên Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển các sản phẩm du lịch mới, trong đó có ngọc trai trang sức, mỹ phẩm và nhu cầu ngày càng cao.

Tuy nhiên, đến nay nghề nuôi cấy nhọc trai nước ngọt chưa phát triển đúng tiềm năng của nó và chưa gắn liền với các trung tâm du lịch vì thế du lịch gắn với nuôi trồng và chế biến các tạo các sản phẩm mới còn nhiều tiềm năng. Nghề nuôi ngọc trai nhân tạo được hình thành từ năm 1853 tại Nhật Bản. Do ông Kokichi Mikimoto phát minh ra, trên trai biển Peteria mactensii với kỹ thuật cấy ghép nội tạng nhân và mô tế bào. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, từ phát minh ban đầu, đến nay đã có nhiều nước trên thế giới thành công trong lĩnh vực này.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Ở Việt Nam, nghề này bắt đầu vào khoảng những năm 90 và đã trở thành nghề mang lại giá trị kinh tế lớn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ngọc trai tự nhiên ngày càng trở nên vô cùng khan hiếm và đắt đỏ. Trong khi nhu cầu về làm đẹp và trang sức sang trọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nghề nuôi trai lấy ngọc còn thúc đẩy phát triển hoạt động tham quan du lịch của địa phương và vỏ trai có thể được tận dụng vào làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thịt trai sau thu hoạch dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn cho chăn nuôi.

Do đó, nuôi trai lấy ngọc là một mô hình kinh tế nông nghiệp mới có nhiều ưu việt, những năm vừa qua đã có sự phát triển vượt bậc. Nghề nuôi cấy ngọc trai nước ngọt ít được biết đến hơn so với nghề nuôi ngọc trai biển. Nhưng trên thực tế sản phẩm ngọc trai nước ngọt lại đang chiếm tới 70% thị phần của thị trường ngọc trai thế giới. Đây là xu hướng đầu tư mới hiệu quả trong ngành nông nghiệp hiện nay.

III. Mục tiêu của dự án.

  • Xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao, gắn với du lịch trãi nghiệm nhằm tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất, đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu. Chung tay góp phần thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà.
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội, là mô hình mới kiểu mẫu để người dân trong vùng có thể tham quan, học tập, phát triển nhân rộng mô hình nuôi ngọc trai để tạo ra sản phẩm đặc trưng của địa phương. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi ngọc trai nước ngọt.
  • Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương. Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các khoản thuế.
  • Góp phần thực hiện thành công theo Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

IV. Quy mô đầu tư của dự án.

TTNội dungDiện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
IXây dựng1.850,03,88
1Nhà điều hành và trưng bày sản phẩm500,01,05
2Nhà chế tác sản phẩm ngọc trai400,00,84
3Nhà sinh hoạt cộng đồng và cung cấp dịch vụ600,01,26
4Nhà cấy ngọc, thu hoạch sản phẩm350,00,73
IIICác hạng nuôi trồng và hạ tầng kỹ thuật45.845,896,12
 Tổng cộng47.695,8100,00

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng15.833.114
I.1Khu nuôi trồng và dịch vụ – du lịch trãi nghiệm11.385.000
I.2Các hạng mục tổng thể4.448.114
IIThiết bị6.193.000
IIIChi phí quản lý dự án580.829
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng1.158.774
1Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi188.984
2Chi phí thiết kế bản vẽ thi công – TDT372.553
3Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi36.784
4Chi phí thẩm tra thiết kế công trình28.183
5Chi phí thẩm tra dự toán27.233
6Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng53.041
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB17.402
8Chi phí giám sát thi công xây dựng390.128
9Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị44.466
VChi phí khác174.762
1Chi phí bảo hiểm công trình88.104
2Chi phí thẩm tra, phê duyệt, quyết toán công trình8.580
3Chi phí kiểm toán độc lập78.078
VIDự phòng phí2.394.048
1Khối lượng phát sinh1.197.024
2Yếu tố trượt giá1.197.024
Tổng cộng26.334.527

VI. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án là 2,22 lần. Chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,22 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Theo phân tích đến năm thứ 10 đã thu hồi được vốn và có dư. Do đó cần xác định số tháng của năm thứ 10 để xác định được thời gian hoàn vốn.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 9 năm 7 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích của dự án. Như vậy PIp = 1,32 cho ta thấy. Chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,15%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 12 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 12.

Kết quả tính toán: Tp = 11 năm 10 tháng tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,35%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 30.222.154.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích cho thấy IRR = 19,23% > 9,15%. Như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

_____________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư. Vay vốn ngân hàng; huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477