Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải Tuyên Quang

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Rác thải công nghiệp bao gồm nhiều chất thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nếu không được xử lý, chất thải độc hại sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người.

Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác.

Những chất thải có chứa những hoá chất có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.

Một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Chất thải y tế, nhất là những bệnh phẩm có tính chất lây truyền, nếu đem chôn nó cũng sẽ gây tình trạng tương tự.

II. Tính cấp thiết phải đầu tư thực hiện dự án.

Trên thực tế, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cho đến nay vẫn còn dựa nhiều vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và gắn liền với đó là sức ép ngày càng tăng lên đối với môi trường.

Quản lý chất công nghiệp đặc biệt là chất thải công nghiệp có chứa thành phần nguy hại, chất thải y tế đang là vấn đề nan giải, gây bức xúc lớn nhất đối với các cơ quan chức năng. Trước tình hình thực tế trên, Công ty phối hợp với lập dự án Á Châu đã nghiên cứu đầu tư Nhà máy xử lý và tái chế chất thải để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.

Việc đầu tư một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, y tế từ nguồn vốn ngoài ngân sách là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của địa phương. Phù hợp với chính sách xã hội hóa lĩnh vực xử lý môi trường. Đây là giải pháp tích cực nhằm xử lý triệt để tận gốc các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.

Với năng lực hiện có của doanh nghiệp, cộng với niềm tự hào góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam nói chung và cho tỉnh nhà nói riêng, Chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dự án “Nhà máy xử lý và tái chế chất thải Tuyên Quang” là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

III. Mục tiêu dự án.

1. Mục tiêu chung.

  • Cụ thể hóa một phần đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh đến năm 2025;
  • Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
  • Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải công nghiệp hiện đại, theo đó chất thải công nghiệp được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp.
  • Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.
  • Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn cho các khu công nghiệp.
  • Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới thu gom trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải cho các khu công nghiệp theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy xử lý và tái chế chất thải với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế thông thường tại khu vực tỉnh nhà và vùng lân cận, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại. Hầu hết, quy trình xử lý rác đều được thực hiện bằng công nghệ tự động, khép kín, thân thiện với môi trường, với sản lượng xử lý rác thải khoảng 120.450 tấn/năm. Đồng thời tái chế ra các sản phẩm cung cấp cho thì trường như: Dầu nhới tái chế, Dung môi tái chế, Kim loại, thùng phuy, Ắc quy, Gạch Block, Các loại kim loại, hạt nhưa thu được từ tái chế.

IV. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

TTNội dungDiện tích
(m2)
Tỷ lệ
(%)
IKhu hành chính dịch vụ – công cộng 3.938 6,06
1Phòng bảo vệ 300,05
2Nhà văn phòng 3000,46
3Nhà để xe 3000,46
4Nhà ăn 2000,31
5Nhà nghỉ ca 3000,46
6Trạm biến thế 1000,15
7Trạm cân xe 1000,15
8Trạm xử lý nước cấp 2500,38
9Garage – bãi xe vận chuyển2.0003,08
10Giao thông khu hành chính 3580,55
IIKhu xử lý và tái chế chất thải công nghiệp15.35023,62
1Kho chứa và phân loại chất thải nguy hại3.0004,62
2Xưởng xử lý và tái chế chất thải:7.20011,08
3Bãi chứa phế liệu tổng hợp1.2001,85
4Bãi chứa kim loại 5000,77
5Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng2.2003,38
6Hầm chứa chất thải nguy hại1.2501,92
IIICác công trình phụ trợ 54.162 83,33
1Hệ thống giao thông tổng thể6.63010,20
2Cây xanh cách ly, cảnh quan, …39.08260,13
 Tổng cộng 65.000 100,00

V. Tổng vốn đầu tư của dự án.

TTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng 49.968.360
I.1Khu hành chính dịch vụ – công cộng 6.945.300
1Phòng bảo vệ 120.000
2Nhà văn phòng1.350.000
3Nhà để xe 450.000
4Nhà ăn 700.000
5Nhà nghỉ ca1.050.000
6Trạm biến thế 400.000
7Trạm cân xe 800.000
8Trạm xử lý nước cấp1.250.000
9Garage – bãi xe vận chuyển 700.000
10Giao thông khu hành chính 125.300
I.2Khu xử lý và tái chế chất thải công nghiệp 32.726.000
1Kho chứa và phân loại chất thải nguy hại7.500.000
2Xưởng xử lý và tái chế chất thải: 15.960.000
3Bãi chứa phế liệu tổng hợp 456.000
4Bãi chứa kim loại 190.000
5Hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng4.620.000
6Hầm chứa chất thải nguy hại4.000.000
I.3Các công trình phụ trợ 10.297.060
IIThiết bị 66.060.000
IIIChi phí quản lý dự án2.274.156
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng4.440.920
VChi phí khác 922.425
 Tổng cộng 123.665.861

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 6 – 14 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 183% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,29 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,29 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,36 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,36 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,2%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10.

Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 10 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 7,24%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 37.046.553.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 15 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 37.046.553.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 15,1% > 7,2% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

_______________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477