Dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ

Dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ được đầu tư để sản xuất và gia công quần áo thun các loại phục vụ xuất khẩu với quy mô 12 triệu đơn vị sản phẩm/năm.

I. Bối cảnh lập dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ.

Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên là một trong năm nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc “từ sợi trở đi”.

Cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.

Khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định về vĩ mô, ngành dệt may có những kết quả tích cực.

Để giúp các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có tiềm năng, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng suất, áp dụng các mô hình sản xuất thông minh. Đặc biệt, để tận dụng được cơ hội khi Hiệp định CPTPP và FTA Việt Nam – EU có hiệu lực.

II. Sự cần thiết lập dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ.

Hiệp hội sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp ngành dệt may thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu…

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu dệt may chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng tập trung khai thác các thị trường còn dư địa tăng trưởng như Trung Quốc, Asean… Từ những yếu tố phân tích trên, để phát triển trong thời kỳ mới, với lợi thế là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nêu trên, Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Nhà máy sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu”.

III. Mục tiêu của dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ.

  • Sản xuất và gia công quần áo thun các loại phục vụ xuất khẩu với quy mô 12 triệu đơn vị sản phẩm/năm;
  • Tạo được hệ thống phân phối ổn định bằng cách tạo mối quan hệ tốt với các nhà phân phối nhằm đảm bảo được sự ổn định sản lượng tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu.
  • Không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng các phương thức sản xuất mới để có thể giảm thiểu tối đa chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.
  • Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế hình thành từ dự án.
  • Góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án nhà máy may mặc xuất khẩu được đầu tư để sản xuất và gia công quần áo thun các loại phục vụ xuất khẩu.

IV. Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng21.492.064
1Nhà văn phòng1.980.000
2Kho nguyên liệu 1 660.000
3Nhà xưởng 13.696.000
4Nhà xưởng 23.300.000
5Kho thành phẩm2.310.000
6Nhà ở công nhân – phòng y tế 387.200
7Nhà bảo vệ 23.760
8Trạm điện + trạm biến áp 935.000
9Hồ nước ngầm PCCC 641.520
10Nhà kho nguyên liệu 21.848.000
11Cây xanh1.039.984
12Tường rào1.601.600
13Sân đường2.464.000
14Hệ thống khí nén 275.000
15Hệ thống hơi 330.000
IIThiết bị20.684.050
IIIChi phí quản lý dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ1.154.791
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác6.254.428
1Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi214.023
2Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi409.690
3Chi phí thiết kế bản vẽ thi công554.430
4Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi88.002
5Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng54.537
6Chi phí thẩm tra dự toán52.818
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng83.142
8Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB103.540
9Chi phí giám sát thi công xây dựng677.888
10Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị211.388
11Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường220.000
12Lãi vay trong giai đoạn XDCB3.584.970
VDự phòng phí2.108.806
 Tổng cộng51.694.139

V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 5 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 8,9 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 166% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 8,16 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 8,16 đồng thu nhập. Dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ là 4 năm 7 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ. Như vậy PIp = 3,78 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,78 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,77%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 6.

Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,77%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 137.762.565.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 137.762.565.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 37,5% > 8,77% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án nhà máy may mặc xuất khẩu Phú Thọ có khả năng sinh lời cao.

______________________________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án – Lập dự án nhà máy may mặc để xin chủ trương đầu tư. Lập dự án nhà máy may mặc để vay vốn ngân hàng; Lập dự án nhà máy may mặc để huy động vốn, Lập dự án nhà máy may mặc để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án nhà máy may mặc.