Dự án Trường Mầm Non Emile Việt Kỳ Anh

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư trường mầm non.

Dự án Trường mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, Trường mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người.

Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời”.

Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản.

Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non. Nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề khó khăn về ngân sách nên so với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam. Từ những vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non” với quan điểm chỉ đạo là: “… Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”.

Dự án trường mầm non được đầu tư xây dựng theo hình thức Xã hội hóa giáo dục là hướng đi đúng đắn của nước ta.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư dự án trường mầm non.

Tại tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày một đòi hỏi tăng cao về chất lượng.

Từ những vấn đề trên, với mục tiêu chung tay xây dựng môi trường giáo dục mầm non ngày càng hiện đại và giảm áp lực vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Công ty Chúng tôi phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án Đầu tư xây dựng Trường Mầm non Emile Việt Kỳ Anh. trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận phương án đầu tư của dự án. Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư.

III. Mục tiêu của dự án trường mầm non.

Góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND của Hội Đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh. Với mục tiêu cụ thể như sau:

  • Phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Tĩnh theo hướng toàn diện và vững chắc, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  • Đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa các loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu về trình độ nhân lực của các ngành kinh tế – xã hội, phù hợp với khả năng và điều kiện của tỉnh.
  • Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, xây dựng tỉnh trở thành một xã hội học tập.

Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dạy và học; giúp nhà trường từng bước xây dựng để phấn đấu đạt trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 2. Cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường được giảng dạy trong ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang, sạch, đẹp. Qua đó giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường yên tâm công tác hơn và có điều kiện tốt hơn để phát huy năng lực trong giảng dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ.

IV. Quy mô đầu tư của dự án.

Trường có các nhóm lớp như sau:

  • Nhóm trẻ (24 – 36 tháng): 01 nhóm (sĩ số tối đa 20 cháu với 3 giáo viên)
  • Mầm non bé (37 – 48 tháng): 03 lớp (sĩ số tối đa 30 cháu với 2 giáo viên)
  • Mầm non nhỡ (49 – 60 tháng): 04 lớp (sĩ số tối đa 30 cháu với 2 giáo viên)
  • Mầm non lớn (61 – 72 tháng): 04 lớp (sĩ số tối đa 30 cháu với 2 giáo viên)

Trẻ được chăm sóc giáo dục theo chế độ sinh hoạt và chương trình giáo dục mầm non mới với độ tuổi và mức độ phát triển của từng trẻ.

Nhà trường quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục từ 08 giờ đến 17 giờ hàng ngày, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Phụ huynh có thể đăng ký gửi trẻ muộn sau 17 giờ hàng ngày. Năm học bắt đầu từ tháng 09 đến hết tháng 05 năm sau.

Nhà trường có thể tổ chức các lớp chăm sóc và giáo dục trẻ ngoài giờ hoặc tổ chức đưa đón trẻ theo yêu cầu của phụ huynh. Kinh phí đóng góp theo thỏa thuận giữa cha mẹ trẻ và nhà trường.

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng21.951.094
I.1Công trình21.247.778
I.2Chi phí hạng mục chung703.315
1Khối học ( Nhà học 6 lớp 2 tầng số 1 + số 2)320.351
2Nhà văn phòng kết hợp phục vụ học tập123.903
3Hệ thống phòng cháy chữa cháy19.858
4Nhà ở CBCN viên76.831
5Nhà đa chức năng45.092
6Nhà bảo vệ3.743
7Nhà để xe số6.125
8Hàng rào33.248
9Cổng7.509
10Sân đường- bồn hoa31.015
11Mương thoát nước16.655
12Cấp nước sinh hoạt ngoài nhà1.111
13Bể nước sinh hoạt 100m³10.200
14Cấp điện ngoài nhà7.675
IIThiết bị4.695.499
 Tổng cộng26.646.593

VI. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án là 2,45 lần. Chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,45 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Theo phân tích đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư. Do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích của dự án. Như vậy PIp = 1,58 cho ta thấy. Chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,65%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 10 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10.

Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,35%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 67.112.111.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích của lập dự án Á Châu được thể hiện trong bảng phân tích cho thấy IRR = 18,42% > 9,65%. Như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

_____________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC) – lapduan.net: nhận viết dự án Trường mầm non để xin chủ trương đầu tư. Lập dự án Trường mầm non để vay vốn ngân hàng; Lập dự án Trường mầm non để huy động vốn, Lập dự án Trường mầm non để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

lapduan.net: Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7|Lập dự án Trường mầm non

Hotline: 0908 551 477