Dự án Công viên Nông nghiệp Công nghệ cao Long Thành

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Trong những năm qua Đồng Nai luôn coi trọng và ưu tiên chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có chất lượng cao, cùng các quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản bước đầu đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở một số mô hình sản xuất nhỏ, chỉ mới tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, chưa ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông tin, cũng như quy trình canh tác tiên tiến … rộng rãi trong sản xuất, mang tính hàng hóa cao.

Đồng thời tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực các tỉnh phía Nam nói chung, chưa có dự án Công viên nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nào.

Chính vì vậy, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, mô hình học cụ chuyển giao,… không có. Dẫn đến việc lan tỏa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt tỉnh Đồng Nai Đang triển khai và xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, là nơi giao thương kinh tế – khoa học kỹ thuật với thế giới, trong khi chúng ta chưa có một công viên nông nghiệp nào xứng tầm, để thu hút các chuyên gia nước ngoài đến với tỉnh, đồng thời Công viên sẽ là nơi hội thảo về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại của thế giới vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

III. Mục tiêu của dự án đầu tư.

  1. Góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.
  2. Góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  3. Chung tay xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp sạch – khép kín, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư. Qua đó góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiện đại của tỉnh nhà.

IV. Quy mô của dự án.

Bảng tổng hợp quy mô đầu tư của dự án

TTNội dungDiện tích (ha)Tỷ lệ (%)
1Khu kỹ thuật nông nghiệp trực quan63,03,16
2Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.1.735,087,07
2.1Phân khu trồng một số cây ăn quả thuộc giống đang được ưa chuộng có hiệu quả cao.1.705,085,57
2.2Phân khu trồng thực nghiệm cây đặc sản du nhập30,01,51
2.3Trồng cây xen canh dưới tán (trong khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao)867,543,54
3Khu thảo dược và chăm sóc sức khỏe truyền thống45,62,29
3.1Khu trồng cây thảo dược chuyên canh40,02,01
3.2Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ truyền thống5,60,28
4Khu tổ chức sự kiện nông nghiệp30,01,51
5Các công trình phục vụ quản lý điều hành11,80,59
6Các hạng mục công trình về hạ tầng – kỹ thuật107,25,38
 Tổng cộng1.992,6100,00

IV. Tổng vốn đầu tư của dự án.

Tổng vốn đầu tư: Hai ngàn hai trăm lẻ bảy tỷ, một trăm ba hai triệu, một trăm bảy chín ngàn đồng chẵn (2.053.421.700.000 đồng), trong đó:

  • Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng : 1.195.560.000.000 đồng;
  • Chi phí xây dựng                                     : 677.908.229.000 đồng.
  • Chi phí thiết bị                                         : 68.266.000.000 đồng.
  • Chi phí hình thành tài sản cố định           : 33.700.043.000 đồng.
  • Dự phòng phí                                          : 77.987.427.000 đồng.

V. Nguồn vốn đầu tư của dự án.

Dự án sử dụng 2 nguồn vốn. Gồm:

  • Vốn tự có: 641.975.543.000 đồng, chiểm khoảng 31,26% tổng mức đầu tư của dự án.
  • Vốn vay tín dụng: 1.411.446.157.000 đồng, chiểm khoảng 68,74% tổng mức đầu tư của dự án.

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

Qua các phụ lục kinh tế tính toán kèm theo ở phần phụ lục sau của dự án, chúng ta hoàn toàn có căn cứ xác định về hiệu quả kinh tế của dự án.

+ Tổng doanh thu (cho thời kỳ phân tích 50 năm của dự án): 72.815.992 triệu đồng

+ Tổng chi phí: 40.723.770 triệu đồng

+ Lợi nhuận trước thuế: 32.092.221 triệu đồng

+ Thuế TNDN: 6.418.444 triệu đồng

+ Lợi nhuận sau thuế: 25.673.776 triệu đồng

+ Thời gian hoàn vốn: 86 tháng (kể từ khi bắt đầu đầu tư)

+ Tỷ suất sinh lời doanh thu (lãi ròng/doanh thu): 35,26%

+ Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (lãi ròng BQ/vốn đầu tư): 25,99%

+ Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (lãi ròng BQ/vốn chủ sở hữu): 79,98%

+ Hiện giá thu nhập thuần NPV (r = 8,06%): 4.064.585 triệu đồng

+ Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR (r = 8,06%): 22,29%

Các chỉ tiêu tài chính mà dự án có được là những chỉ số hấp dẫn đối với doanh nghiệp, bởi vì chúng thể hiện rất rõ và chi tiết hiệu quả của dự án về mọi mặt với yếu tố tài chính thuyết phục, chúng tôi sẽ đưa dự án vào triển khai sau khi hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

——————————————-

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án, Lập dự án nông nghiệp để xin chủ trương đầu tưLập dự án nông nghiệp để Vay vốn ngân hàng. Lập dự án nông nghiệp để huy động vốn, Lập dự án nông nghiệp để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…. đa dạng các lĩnh vực.

Hotline: 0908551477

Mẫu của một dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Lập dự án nông nghiệp, viết dự án sản xuất nông nghiệp là khâu đầu tiên để xin chủ trương đầu tư, đồng thời giúp chủ đầu tư dự án nông nghiệp có kế hoạch triển khai dự án một cách rõ ràng và hiệu quả.