Dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo.

Dự án trồng và chế biến các sản phẩm từ cây lanh mèo góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả đang khẳng định tính thiết thực, đúng đắn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi thành công đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

I. Bối cảnh thực hiện dự án trồng và chế biến các sản phẩm từ cây lanh mèo.

Trong bối cảnh diễn biến thời tiết phức tạp và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BÐKH) ngày càng gia tăng; cùng với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác nhằm đem lại nguồn lợi cao nhất cho người nông dân thì việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đang trở thành yêu cầu cấp thiết của các địa phương. Nhìn dưới góc độ đa chiều, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa rất lớn, giúp đa dạng hóa sản phẩm, đem lại hiệu quả cao trong sử dụng đất và góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64 – 68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Trồng trọt còn là lĩnh vực mang tính đặc thù, bởi đây là lĩnh vực trải dài trên một không gian rộng lớn, có yếu tố mùa vụ, chịu tác động trực tiếp của thời tiết, khí hậu và đặc biệt là những bất lợi do biến đổi khí hậu mang lại. Trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, trong đó có chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, lĩnh vực trồng trọt chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.

II. Sự cần thiết lập dự án trồng và chế biến các sản phẩm từ cây lanh mèo.

Cây lanh mèo là một trong những loài cây được canh tác lâu đời nhất trên thế giới và cũng là một trong những giống loài mang nhiều tác dụng nhất. Từ nhựa plastic cho đến giấy, cây lanh mèo có thể cung cấp các phương tiện để nhân loại chung sống hòa hợp với môi trường sinh thái .

Trong vòng 3 – 4 tháng cây có thể phát triển để sản xuất hơn 50.000 sản phẩm thương mại. Bất cứ thứ gì làm từ bông cotton, gỗ hoặc dầu mỏ đều có thể được làm từ cây lanh mèo. Cây đa công dụng trong hàng ngàn sản phẩm; từ thực phẩm dinh dưỡng, nhựa, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, ổ rơm cho gia súc, vật liệu cách nhiệt và dầu diesel sinh học, quần áo.

Cây lanh mèo cũng là nguồn thực phẩm giàu protein bao gồm tất cả những amino acid thiết yếu, cũng như các acid béo quan trọng là omega 3, 6 và 9 chứa nhiều  trong hạt.

Cây có thể ăn được, mặc được, thấm nước, chống cháy, chống nấm mốc và kháng nấm mốc, thoáng khí, chống nước, cách âm, chống mối mọt, chống côn trùng và gặm nhấm, cách điện và thoáng khí. Cây có thể được sử dụng để thay thế bất cứ thứ gì thường được làm từ nhựa, nó có thể được sử dụng cho xây dựng nhà cửa, xe hơi (từ trong ra ngoài), dệt may, và nhiên liệu sinh học (bio-fuel). Vượt trên tất cả là việc cây kháng sâu bệnh một cách tự nhiên nên không cần đến việc sửa đổi gen di truyền. Từ những phân tích điều kiện sinh thái và tiềm năng của cây lanh mèo trong tương lai. Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án Trồng và chế biến sâu các sản phẩm từ cây lanh mèo. Kính trình các cơ quan ban ngành và tổ chức tín dụng xem xét, chấp thuận dự án, để chúng tôi có thể triển khai theo đúng quy định hiện hành.

III. Mục tiêu của dự án.

  • Tận dụng thế mạnh về đất đai để phát triển cây lanh mèo có giá trị kinh tế cao góp phần chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng của tỉnh theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 19/05/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 – 2025.
  • Dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo Góp phần phát triển cây trồng gắn với chế biến các sản phẩm từ cây lanh mèo một cách bền vững. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, với việc lựa chọn loại hình sản xuất – kinh doanh phù hợp với điều kiện canh tác và điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương, hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn, khép kín.
  • Đối với vườn sản xuất áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng thời đầu tư đồng bộ dây chuyền công nghệ sơ chế, chế biến các sản phẩm dược liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu.

IV. Quy mô đầu tư của dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo.

  • Trồng cây lanh mèo nguyên liệu với quy mô là: 190 ha (giai đoạn 1, sau khi giai đoạn 1 hoạt động ổn định. Chúng tôi dự  kiến sẽ phát triển giai đoạn 2 để trong 5 năm phát triển vùng nguyên liệu lên khoảng 800 – 1.000 ha).
  • Xây dựng nhà lưới ươm cây giống với quy mô là 14.000 m2.
  • Nhà vô bầu cây giống với quy mô là 200 m2.
  • Dự án đầu tư nhà xưởng chiết xuất tinh dầu và bột CBD tinh chế, với quy mô hàng năm sản xuất khoảng 230.000 lọ dầu CBD tinh chế 30% (lọ dung tích 10ml) và 850 kg bột CBD tinh chế.
  • Các sản phẩm phụ từ phế phẩm nông nghiệp sẽ được dự án chế biến thành phân hữu cơ vi sinh theo công nghệ Bio-way với công suất nhà máy khoảng 8 tấn/ngày, tương đương 2.000 – 2.200 tấn/năm. Một phần lượng phân bón vi sinh sẽ được bổ sung lại vườn canh tác theo quy trình canh tác tuần hoàn – bền vững, phần còn lại cung cấp cho thị trường.
Dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo nhằm phát triển cây dược liệu quý. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao, cung cấp cho thị trường.

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền sau thuế (US$)
AXây dựng6,076,125
ICông trình điều hành – phụ trợ sản xuất1,105,500
1Nhà điều hành (văn phòng) – thí nghiệm và nuôi cấy mô183,333
2Xưởng phơi khô và chiết xuất tinh dầu247,500
3Kho nhiên liệu82,500
4Nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp495,000
5Nhà ăn (căn tin)68,750
6Nhà để xe20,167
7Nhà bảo vệ8,250
IIKhu sản xuất nông nghiệp hàng hóa2,602,692
1Khu trồng lanh mèo nguyên liệu2,293,775
2Nhà lưới ươm cây giống288,750
3Nhà vô bầu cây giống20,167
IIICác hạng mục tổng thể2,367,933
1Hệ thống cấp điện tổng thể366,300
2Hệ thống xử lý nước thải khu sơ chế550,000
3Hệ thống cấp nước tổng thể13,750
4Hệ thống thoát nước tổng thể khu điều hành18,333
5Đường giao thông nội bộ, sân bãi nội bộ1,375,000
6Hạ tầng kỹ thuật, cây xanh cách ly,…44,550
BThiết bị3,245,917
CChi phí quản lý dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo158,195
DChi phí tư vấn đầu tư xây dựng418,399
1Chi phí khảo sát địa hình, cắm ranh mốc137,500
2Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi33,559
3Chi phí thiết kế bản vẽ thi công – TDT120,247
4Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi6,339
5Chi phí thẩm tra thiết kế công trình5,225
6Chi phí thẩm tra dự toán5,165
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng5,165
8Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB3,863
9Chi phí giám sát thi công xây dựng86,828
10Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị14,509
EChi phí khác113,518
1Chi phí bảo hiểm công trình37,288
2Chi phí thẩm tra, phê duyệt, quyết toán công trình31,185
3Chi phí kiểm toán độc lập45,045
FChi phí giải phóng mặt bằng 4,166,667
GDự phòng phí 1,001,215
1Khối lượng phát sinh500,608
2Yếu tố trượt giá500,608
 Tổng cộng15,180,036

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 432% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,3 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,26 đồng thu nhập. Dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 11 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo. Như vậy PIp = 2,43, chứng tỏ dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11,28%). Kết quả tính toán: Tp = 11 năm 4 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 11,28%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 345.674.231.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 22,31% > 11,28%. Như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án trồng và chế biến sản phẩm từ cây lanh mèo có khả năng sinh lời cao.

——————————————————-

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):

  • Nhận viết dự án – Lập dự án trồng và chế biến sản phẩm để xin chủ trương đầu tư;
  • Lập dự án trồng và chế biến sản phẩm để vay vốn ngân hàng; 
  • Lập dự án trồng và chế biến sản phẩm để huy động vốn;
  • Lập dự án trồng và chế biến sản phẩm để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7 – 0908551477| Lập dự án đầu tư