I. Mục tiêu đầu tư của dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
1. Mục tiêu chung. Hình thành cơ sở sản xuất giống với việc tiếp nhận, chọn và nhân các giống cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện sinh thái ở Bình Dương mang đặc tính tốt, có năng suất, chất lượng từ nguồn giống trong và ngoài nước. Cung cấp theo yêu cầu cho nông dân sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong việc hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững ở tỉnh Bình Dương. 2. Mục tiêu cụ thể. Dự án xây dựng trại giống đủ năng lực để sản xuất các giống với số lượng từng loại, cụ thể như sau:- Tiếp nhận, khảo nghiệm giống mới phù hợp với địa phương (cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, các giống vật nuôi, thuỷ sản).
- Sản xuất cung ứng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng ưu tiên phục vụ cho nhu cầu của tỉnh Bình Dương.
- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho từng vùng đặc trưng trong tỉnh để chuyển giao.
- Xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất cho các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn hàng hóa chung, làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo điều kiện thương mại hóa các sản phẩm.
- Bảo tồn, phục tráng một số nguồn gen giống cây trồng vật nuôi quý.
- Thực hiện tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và làm điểm tham quan mô hình sản xuất cho nông dân trong tỉnh.
- Giống cây trồng, vật nuôi:
- Giống vật nuôi, thủy sản và thủy đặc sản:
- Giống cá nước ngọt, cá kiểng các loại khoảng: 3 triệu con giống/năm.
- Giống gà Đặc sản : 74.000 – 75.000 con giống/năm.
- Ếch giống : 200.000 con/năm.
- Giống cây trồng:
- Cây xanh đô thị : 100.000 giỏ, cây/năm.
- Cây lâm nghiệp : 100.000 cây/năm.
- Cây ăn trái các loại : 10.000 cây giống và mắt ghép/năm.
- Meo, phôi và nấm ăn: 1.000.000 bịch phôi, 2.500 kg nấm/năm.
- Mô hình rau an toàn : 3,56 ha.
- Khu công nghệ cao : 3.000 m2.
- Mô hình sx cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap: 1,6 ha.
- Bảo tồn, phục tráng (Măng cụt, Sầu riêng…) kết hợp sản xuất giống.
II. Phân tích và lựa chọn quy mô sản xuất của dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
1. Cây Trồng. Dự án bám sát Quy hoạch phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương phân tích, tính toán và chọn quy mô thực hiện, cụ thể như sau: 2. Đối với cao su. Cao su là cây trồng chủ lực của tỉnh đến năm 2020, với diện tích ổn định khoảng 130 ngàn ha, hàng năm trồng mới và tái canh khoảng 3.000 ha. Như vậy nhu cầu cây giống trên địa bàn là khoảng 1,6 triệu cây/năm. Nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có Viện Nghiên cứu Cao su và các trại giống của các nông trường đảm trách việc sản xuất giống, về cơ bản là đáp ứng nhu cầu về giống cao su, nên dự án không chọn đối tượng cao su để sản xuất giống mà chỉ hợp tác với các đơn vị (như Viện Nghiên cứu Cao su) để phân phối giống tuỳ thuộc vào yêu cầu của thị trường ở từng thời điểm nhất định. 3. Hồ tiêu. Trồng chủ yếu ở huyện Phú Giáo và Tân Uyên, Bến Cát trên đất xám và nâu vàng phù sa cổ ở từng nông hộ với diện tích bình quân nhỏ hơn 0,5 ha/hộ. Diện tích hồ tiêu giảm từ 814 ha (2005) xuống còn 482 ha như hiện nay; năng suất bình quân: 2,47 tấn/ha (giảm 0,24 tấn qua 8 năm), sản lượng hồ tiêu 1.127 tấn. Sự khác biệt cơ bản với các vùng tiêu ở các tỉnh trọng điểm như Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan màu mỡ, còn tiêu ở tỉnh Bình Dương trồng trên đất xám nên phải đầu tư nhiều phân bón, tưới nước… dẫn đến năng suất thấp hơn, giá thành cao hơn, tỷ lệ hạt có dung trọng >550 g/lít thấp hơn nên giá bán và lợi nhuận không cao như các tỉnh kể trên. Diện tích hồ tiêu ổn định đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh là khoảng 640 ha, nhu cầu giống tiêu là không đáng kể nên dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương không chọn Hồ Tiêu để đầu tư nghiên cứu và sản xuất giống. 3. Điều. Diện tích điều ổn định trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là khoảng 2.100 ha, như vậy hàng năm nhu cầu giống điều là khoảng 80 – 100.000 cây/năm. Như vậy nhu cầu giống điều là không đáng kể, mặt khác trong thời gian tới tại xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu Điều Việt Nam (theo Quyết định số: 515/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nên dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương không chọn đối tượng cây điều để khảo nghiệm và sản xuất giống. 4. Rau, hoa. Hiện nay, ngành nông nghiệp Bình Dương đã bước đầu hình thành và phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh ở thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên với diện tích khoảng 100 ha. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành thành phố loại I với dân số dự báo khoảng 2 triệu người; một khi đô thị phát triển, mức sống dân cư sẽ ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ các loại hoa, cây cảnh sẽ ngày càng gia tăng. Theo quy hoạch phát triển Nông – lâm – ngư nghiệp, giai đoạn 2011 – 2020 sẽ tăng nhanh diện tích trồng các loại hoa, cây cảnh, đến năm 2020 vùng trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô khoảng 700 ha (vùng nông nghiệp đô thị khoảng 500 ha và vùng nông nghiệp truyền thống khoảng 200 ha). Như vậy hàng năm nhu cầu giống hoa, cây cảnh của tỉnh là rất lớn khoảng 20 – 25 triệu cây giống/năm. Trong đó dự báo hoa lan có nhu cầu vào khoảng 5 – 10 triệu cây mỗi năm, với đặc thù trong sản xuất giống hoa lan, cần có quy trình kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại nên người dân khó thực hiện, nên dự án chọn đầu tư công nghệ nuôi cấy mô hoa lan với công suất khoảng 1,5 – 2 triệu cây giống/năm. Đây là loại cây trồng phù hợp với nền nông nghiệp ven đô, cần được chú trọng phát triển. Ngoài hoa lan dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương đầu tư sản xuất cây cảnh quan với quy mô khoảng 100.000 cây/năm. Về rau (đặc biệt là rau an toàn sản xuất theo hướng công nghệ cao): Dự án bố trí quỹ đất 3,56 ha làm mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao để tập huấn cho người dân trong tỉnh về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. 5. Cây ăn quả có múi. Hiện nay diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh vào khoảng 1,3 ngàn ha. Theo Quy hoạch đến năm 2020 sản xuất ổn định vào khoảng 2,4 ngàn ha. Đặc biệt chú trọng đến các loại đặc sản của tỉnh như bưởi, cam quýt… và được xem là các loại cây chủ lực của Vùng 2 (các xã Thạnh Phước, Thạnh Hội, Bạch Đằng và thị trấn Thái Hòa,…). Với đặc thù trong việc sản xuất giống cây có múi sạch bệnh theo 3 cấp (Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN và Tiêu chuẩn ngành 10TCN629:2006 và 10TCN631:2006) là phải sản xuất trong nhà lưới, nhưng vấn đề bất cập lớn nhất hiện nay là tỉnh chưa có trại giống hoặc cơ sở sản xuất nào đáp ứng được yêu cầu trên. Với định hướng phát triển vùng cây ăn quả có múi đạt tiêu chuẩn VietGAP, Globall GAP. Nhu cầu cây giống của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2020 là khoảng 700.000 cây (trong đó: khoảng 85% là nhu cầu trồng mới và 15% là tái canh). Như vậy nhu cầu trung bình hàng năm khoảng 80.000 cây. Với tính đặc thù trên thì chỉ có những cơ sở sản xuất giống của nhà nước mới đáp ứng được yêu cầu, vì vốn đầu tư lớn, lợi nhuận không cao dẫn đến ít thu hút tư nhân tham gia trong sản xuất giống cây có múi. Xác định tầm quan trọng trên, dự án Trại giống nông nghiệp tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới sản xuất giống cây có múi, với công suất hàng năm khoảng 10.000 cây giống cây có múi các loại (đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu thị trường). 6. Vật nuôi. Chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (quyết định số: 2409/QĐ-UBND ngày 16/6/2009) ghi rõ “ngành chăn nuôi Bình Dương tăng trưởng khá cao, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, chăn nuôi tập trung công nghiệp và chăn nuôi trang trại đã và đang thực sự giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến phát triển nhanh và bền vững, hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa chất lượng cao, an toàn dịch bệnh”. Ngành chăn nuôi Bình Dương hiện đang được đánh giá cao về:- Tỷ lệ heo nuôi tập trung ở trang trại, doanh nghiệp năm 2010, chiếm trên 80,0% tổng đàn heo với phương thức nuôi tiên tiến “hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, hệ thống làm mát và sưởi ấm, hệ thống máng ăn, nước uống tự động”.
- 100% heo nái lai hướng ngoại, 100% heo nuôi thịt là giống heo lai 3 – 4 máu ngoại đạt chất lượng cao nên có năng suất cao (hệ thống quay vòng nuôi heo thịt đạt trên 2,5 vòng/năm, tăng trưởng bình quân 1 tháng của heo thịt đạt 17,5 kg – 18,5 kg).
- Số lượng gà nuôi trang trại chiếm 63,5% tổng đàn.
- Kiểm soát giống giết mổ, tiêm phòng dịch bệnh khá chặt chẽ, có hiệu quả nên chủ động ngăn chặn dịch bệnh.
- Tỷ lệ bò lai Sind chiếm trên 85% tổng đàn.
- Sản lượng thịt hơi các loại bình quân thời kỳ 2001 – 2009 tăng: 13,41%/năm, riêng thịt heo tăng bình quân 15,53%/năm.
III. Tổng mức đầu tư của dự án.
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (1.000 đồng) | |
A | Chi phí xây dựng | 18.697.887 | ||||
I | Cây trồng | 4.203.843 | ||||
1 | Nhà sản xuất meo nấm. | m2 | 100 | 3.000 | 300.000 | |
2 | Nhà sản xuất bịch phôi nấm. | m2 | 200 | 3.000 | 600.000 | |
3 | Mô hình trồng nấm (4 nhà). | m2 | 288 | 3.200 | 921.600 | |
4 | Hệ thống tưới khu sản xuất giống cây lâm nghiệp. | Ha | 0,27 | 60.000 | 16.200 | |
5 | Hệ thống tưới mô hình trồng cây ăn quả theo hướng công nghệ cao. | Ha | 1,6 | 52.000 | 83.023 | |
6 | Hệ thống tưới mô hình sản xuất rau an toàn. | Ha | 2,08 | 60.000 | 124.800 | |
7 | Hệ thống tưới khu sản xuất cây cảnh, cây xanh đô thị. | Ha | 0,94 | 60.000 | 56.220 | |
8 | Nhà lưới nuôi cây từ cấy mô | m2 | 1.000 | 980 | 980.000 | |
9 | Nhà lưới cây mẹ khai thác mắt ghép (2 nhà). | m2 | 570 | 1.100 | 627.000 | |
10 | Nhà lưới sản xuất cây giống (2 nhà). | m2 | 450 | 1.100 | 495.000 | |
II | Vật nuôi | 540.000 | ||||
1 | Chuồng nuôi gà đặc sản | m2 | 300 | 1.800 | 540.000 | |
III | Thủy sản và thủy đặc sản | 4.070.004 | ||||
1 | Sản xuất giống cá nước ngọt các loại | 1.956.400 | ||||
– | Ao ương cá bột lên hương | m2 | 740 | 80 | 59.200 | |
– | Ao ương cá hương lên cá giống | m2 | 7.350 | 80 | 588.000 | |
– | Ao nuôi cá mẹ | m2 | 840 | 80 | 67.200 | |
– | Ao nuôi cá bố | m2 | 260 | 80 | 20.800 | |
– | Ao nuôi cá thương phẩm | m2 | 13.315 | 80 | 1.065.200 | |
– | Nhà chứa thức ăn tinh | m2 | 52 | 3.000 | 156.000 | |
2 | Sản xuất giống cá kiểng các loại | 1.421.000 | ||||
– | Ao nuôi cá bố mẹ | m2 | 500 | 100 | 50.000 | |
– | Nhà thu trứng thụ tinh và ấp | m2 | 70 | 2.500 | 175.000 | |
– | Ao ương cá bột | m2 | 130 | 2.300 | 299.000 | |
– | Ao ương cá giống | m2 | 390 | 2.300 | 897.000 | |
3 | Sản xuất ếch giống | 692.604 | ||||
– | Bể nuôi ếch bố mẹ | m2 | 233,20 | 1.100 | 256.520 | |
– | Bể nuôi ếch giống | m2 | 396,44 | 1.100 | 436.084 | |
IV | Các công trình điều hành và phụ trợ | 9.884.040 | ||||
1 | Nhà điều hành | m2 | 344 | 5.300 | 1.823.200 | |
2 | Nhà lưu trú học viên, công nhân | m2 | 120 | 3.000 | 360.000 | |
3 | Nhà để máy dụng cụ nông nghiệp | m2 | 100 | 3.000 | 300.000 | |
4 | Nhà ăn | m2 | 100 | 3.000 | 300.000 | |
5 | Hồ trung chuyển | m2 | 260,00 | 100 | 26.000 | |
6 | Đài nước + giếng khoan | HT | 1,00 | 320.000 | 320.000 | |
7 | Hồ chứa nước ngầm | m2 | 200,00 | 100 | 20.000 | |
8 | Hệ thống đường giao thông | m2 | 13.043,00 | 150 | 1.956.450 | |
9 | HT cấp điện | md | 9.610,00 | 250 | 2.402.500 | |
10 | HT chống sét | HT | 1,00 | 17.000 | 17.000 | |
11 | Cấp nước tổng thể | HT | 1,00 | 500.000 | 500.000 | |
12 | Thoát nước tổng thể | HT | 1,00 | 850.000 | 850.000 | |
13 | Hàng rào phụ | md | 399,00 | 150 | 59.850 | |
14 | Trồng cây chắn gió | ha | 0,72 | 12.000 | 8.640 | |
15 | Cổng, hàng rào | md | 2.351,00 | 400 | 940.400 | |
B | Chi phí thiết bị | 4.516.894 | ||||
1 | Thiết bị và mua giống ban đầu | Bộ | có PL chi tiết | 1.803.770 | ||
2 | Kiến thiết cơ bản | có PL chi tiết | 2.483.124 | |||
3 | Trạm biến áp 300KVA | tb | 1,00 | 230.000 | 230.000 | |
C | Chi phí quản lý dự án | (Gxd+tb)/1,1*2.041%*1,1 | 473.814 | |||
D | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 1.330.440 | ||||
1 | Chi phí lập dự án đầu tư | (Gxd+Gtb)/1,1×0,538%x1,1 | 124.896 | |||
2 | Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư | (Gxd+Gtb)/1,1*0,071%*1,1 | 16.482 | |||
3 | Khảo sát phục vụ lập dự án | |||||
– | Chi phí khảo sát thủy văn, địa hình, địa chất | 100.000 | ||||
– | Chi phí lấy mẫu, phân tích đất, nước | 14.600 | ||||
4 | Chi phí thiết kế BVTC | Gxd/1,1×2.83%x1,1 | 529.150 | |||
5 | Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC | Gxd/1,1×0,169%x1,1 | 31.599 | |||
6 | Chi phí thẩm tra dự toán công trình | Gxd/1,1×0,165%x1,1 | 30.852 | |||
7 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng | Gxd/1,1×0,264%x1,1 | 49.362 | |||
8 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị | Gtb/1,1×0,265%x1,1 | 12.963 | |||
9 | Chi phí giám sát thi công xây dựng | Gxd/1,1×2.232%x1,1 | 417.337 | |||
10 | Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị | Gtb/1,1×0,675%x1,1 | 3.198 | |||
E | Chi phí khác | 152.120 | ||||
1 | Bảo hiểm công trình | (Gxd+Gtb)/1,1*0,2% | 42.209 | |||
2 | Chi phí thẩm tra – phê duyệt quyết toán | (Gxd+Gtb)/1,1*0,193% | 40.731 | |||
3 | Chi phí kiểm toán | (Gxd+Gtb)/1,1*0,298%*1,1 | 69.180 | |||
F | Chi phí dự phòng | 3.020.539 | ||||
1 | Dự phòng cho yếu tố phát sinh (5%) | 1.258.558 | ||||
2 | Dự phòng cho yếu tố trượt giá (TT: 7%) | 1.761.981 | ||||
TỔNG CỘNG | 28.191.694 |
____________________________________________
Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):- Nhận viết dự án – Lập dự án trại giống nông nghiệp để xin chủ trương đầu tư;
- Lập dự án trại giống nông nghiệp để vay vốn ngân hàng;
- Lập dự án trại giống nông nghiệp để huy động vốn;
- Lập dự án trại giống nông nghiệp để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…