Dự án sản xuất hóa chất (xút) theo công nghệ màng trao đổi Ion

Dự án sản xuất hóa chất (xút) theo công nghệ màng trao đổi Ion khi hình thành sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa chất cơ bản, giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

I. Sự cần thiết đầu tư dự án sản xuất hóa chất.

Xút (NaOH) là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của ngành công nghiệp hóa chất (CNHC). Đây cũng là sản phẩm hóa chất thông dụng duy nhất mà giá bán có mức dao động lớn, từ 380 đến 780 USD/tấn. Tuy sản phẩm Xút không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quy định về bảo vệ môi trường. Nhưng một sản phẩm kèm theo trong quá trình sản xuất Xút là Clo lại gây ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng mạnh bởi các chính sách về bảo vệ môi trường vì Xút và Clo là đồng sản phẩm của quá trình điện phân dung dịch muối ăn với tỷ lệ 1,1 tấn Xút kèm theo 1 tấn Clo.

Ngoài ra việc sản xuất Xút cũng tốn nhiều nguyên liệu là điện, đặc biệt các nhà máy Xút Clo dùng nhiệt điện những năm gần đây phải hạn chế do yếu tố môi trường. Xút cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất kinh doanh các hợp chất chứa Clo, nhất là EDC, VCM và PVC. Sự mất cân bằng giữa nhu cầu Xút và nhu cầu Clo tạo ra cơ hội tốt cho những nước sản xuất Xút – Clo với giá năng lượng thấp, như Úc, Mỹ, Ảrập Xê út, …vv.

II. Mục tiêu của dự án.

  • Giai đoạn 1: Cải tạo kỹ thuật, chuyển đổi công nghệ sản xuất xút theo công nghệ Diaphragm sang công nghệ màng trao đổi ion Membrane công suất 9.000 tấn/năm có tính đến mở rộng nâng công suất lên 18.000 tấn/năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu các chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam;
  • Giai đoạn 2: Đầu tư nâng công suất dây chuyền sản xuất xút 9.000 tấn/năm lên 18.000 tấn/năm và một số công đoạn đi kèm;
  • Giai đoạn 3: Đầu tư nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị nâng công suất sản xuất xút của nhà máy lên 38.000 tấn xút/năm;
  • Từng bước đầu tư chuyển đổi công nghệ, mở rộng dây chuyền sản xuất
  • Xút – Clo theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dần thay thế công nghệ cũ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường Miền Bắc về các sản phẩm Xút, axit HCl và các sản phẩm gốc Clo khác. Hạn chế nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của Công ty, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
  • Tận dụng cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ, đội ngũ lao động có tay nghề hiện có để giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho người lao động. Lập dự án sản xuất hóa chất phù hợp định hướng phát triển theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

III. Quy mô đầu tư của dự án sản xuất hóa chất.

STTSản phẩmTổng công suất
(Tấn/năm)
1Xút 100%38000
2Clo lỏng5000
3Axit HCl 35%66000
4Sản phẩm Ca(OCl)25000
5Javen 8%5000
6Javen 12%8000
7PAC lỏng 17%20000
8PAC bột 30%10000

IV. Tổng mức đầu tư của dự án sản xuất hóa chất.

TTHạng mục (dự án sản xuất hóa chất)Giá trị (đồng)
ITỔNG MỨC ĐẦU TƯ MỚI485.526.944.525
I.1Đầu tư xây dựng466.614.593.442
I.2Lãi vay trong thời gian xây dựng và DP18.912.351.083
I.3Vốn lưu động bổ sung ban đầu0
IINGUỒN VỐN485.526.944.525
II.1Vốn tự có115.000.000.000
II.2Vay từ Ngân hàng thương mại370.526.944.525
 Vốn gốc351.614.593.442
 Lãi vay trong thời gian xây dựng và DP18.912.351.083
Lập dự án hóa chất để xin chủ trương đầu tư là yếu tố quan trọng ban đầu trong giai đoạn đầu tư.

V. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án sản xuất hóa chất.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án là 3,45 lần. Chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,45 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Theo phân tích đến năm thứ 10 đã thu hồi được vốn và có dư. Do đó cần xác định số tháng của năm thứ 10 để xác định được thời gian hoàn vốn.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 9 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích của dự án. Như vậy PIp = 2,58 cho ta thấy. Chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9,85%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.

Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 6 tháng tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 9,85%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 467.134.102.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích cho thấy IRR = 28,42% > 9,85%. Như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

Dự án sản xuất hóa chất (xút) theo công nghệ màng trao đổi Ion khi hình thành sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam

_____________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án sản xuất hóa chất, lập dự án sản xuất hóa chất để xin chủ trương đầu tư. lập dự án sản xuất hóa chất để Vay vốn ngân hàng; lập dự án sản xuất hóa chất để huy động vốn, lập dự án sản xuất hóa chất để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo.

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7|lập dự án sản xuất hóa chất

Hotline: 0908 551 477