Dự án nông nghiệp CNC – công nghệ cao Đông Anh được Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất để hình thành vùng sản xuất rau thuỷ canh công nghệ cao, góp phần xây dựng thương hiệu rau sạch, rau hữu cơ cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
I. Bối cảnh lập dự án nông nghiệp (cnc).
Trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới của TP. Hà Nội.
Theo số liệu của Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), trên địa bàn Thành phố hiện có 46 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, triển khai tại các huyện Sóc Sơn, Thanh Oai, Thanh Trì, Ba Vì…
Các mô hình chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất rau, trồng lúa, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu an toàn với nguồn giống sạch bệnh và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quy trình sản xuất, như hệ thống nhà lưới, nhà màng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, tưới nhỏ giọt, không sử dụng thuốc sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…
Việc ứng dụng công nghệ đã nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội, đồng thời đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của nhân dân được nâng cao.
II. Sự cần thiết lập dự án nông nghiệp (cnc).
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô còn ít và việc ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế, mới chỉ được ứng dụng ở một số công đoạn nhỏ trong chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng và giá trị nông sản chưa cao, thiếu tính cạnh tranh.
Nguyên nhân, chủ yếu là do vốn đầu tư còn hạn chế. Để đầu tư làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ khá tốn kém, nhiều hệ thống trang thiết bị phải nhập của nước ngoài, trong khi người nông dân hạn chế về vốn, nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế,…
Mặt khác, nền sản xuất nông nghiệp của thành phố tuy có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện mô hình canh tác nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ mang tính hang hóa thực sự.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Đông Anh phối hợp với Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Đông Anh” trình các Cơ quan ban ngành, tổ chức tín dụng, xem xét, chấp thuận cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án nông nghiệp (cnc).
III. Mục tiêu dự án nông nghiệp (cnc).
- Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất để hình thành vùng sản xuất rau thuỷ canh công nghệ cao, góp phần xây dựng thương hiệu rau sạch, rau hữu cơ cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
- Xúc tiến thương mại, xúc tiến chuyển giao công nghệ, có trung tâm kiểm tra chất lượng, hoạt động kiểm nghiệm sản phẩm.
- Là mô hình kiểu mẫu, từ đó dự án có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là mô hình trồng rau thuỷ canh đô thị. Dự án sẽ cung cấp vật tư, thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân, đồng thời kết nối người sản xuất với người tiêu dùng thông qua công nghệ App, từ đó tạo sự lan tỏa trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Góp phần thực hiện thành công Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
IV. Quy mô đầu tư của dự án nông nghiệp (cnc).
TT | Nội dung | Diện tích (m²) | Tỷ lệ (%) |
I | Khu hành chính và công trình phụ trợ | 1.054 | 2,390 |
1 | Nhà văn phòng điều hành | 100 | 0,227 |
2 | Nhà bảo vệ | 24 | 0,054 |
3 | Kho chứa nguyên vật liệu | 130 | 0,295 |
4 | Xưởng sơ chế và đóng gói | 300 | 0,680 |
5 | Kho lạnh | 500 | 1,134 |
II | Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao | 37.512 | 85,061 |
1 | Nhà màng trồng rau thuỷ canh (bao gồm cả dàn trồng thuỷ canh) | 37.440 | 84,898 |
2 | Trung tâm dinh dưỡng | 72 | 0,163 |
III | Các hạng mục tổng thể | 5.534 | 12,549 |
1 | Cây xanh và các hạng mục khác | 1.800 | 4,082 |
2 | Đường giao thông, sân bãi tổng thể | 3.734 | 8,467 |
Tổng cộng | 44.100 | 100,000 |
V. Tổng mức đầu tư của dự án.
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) |
I | Xây dựng | 23.484.600 |
I.1 | Khu hành chính và công trình phụ trợ | 3.383.000 |
I.2 | Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao | 13.255.200 |
I.3 | Các hạng mục tổng thể | 6.846.400 |
1 | Hệ thống cấp điện tổng thể | 4.000.000 |
2 | Hệ thống công nghệ thông tin | 80.000 |
3 | Hệ thống cấp nước tổng thể | 1.200.000 |
4 | Hệ thống thoát nước tổng thể | 600.000 |
5 | Đường giao thông, sân bãi tổng thể | 966.400 |
II | Thiết bị | 9.510.000 |
III | Chi phí quản lý dự án | 839.068 |
IV | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 4.877.504 |
1 | Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi | 141.554 |
2 | Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi | 264.076 |
3 | Chi phí thiết kế bản vẽ thi công | 643.421 |
4 | Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi | 51.363 |
5 | Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng | 37.878 |
6 | Chi phí thẩm tra dự toán | 36.694 |
7 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng | 69.487 |
8 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB | 26.723 |
9 | Chi phí giám sát thi công xây dựng | 535.974 |
10 | Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị | 68.282 |
11 | Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường | 85.000 |
12 | Lãi vay trong giai đoạn XDCB | 2.917.053 |
V | Dự phòng phí | 3.871.117 |
Tổng cộng | 42.582.290 |
VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 8 năm của dự án nông nghiệp (cnc), trung bình mỗi năm trả 4,62 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án nông nghiệp (cnc) có khoảng 149% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án nông nghiệp (cnc) để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án nông nghiệp (cnc) là 10,33 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 10,33 đồng thu nhập cho 20 năm thời kỳ phân tích dự án. Dự án nông nghiệp (cnc) có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động của dự án nông nghiệp (cnc).
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án nông nghiệp (cnc). Như vậy PIp = 3,36 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,36 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án nông nghiệp (cnc) có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,94%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 10.
Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,94%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 126.544.355.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 126.544.355.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án nông nghiệp (cnc) có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 24,21% > 8,94% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án nông nghiệp (cnc) có khả năng sinh lời.
_________________________________________________
Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án – Lập dự án nông nghiệp (cnc) để xin chủ trương đầu tư. Lập dự án nông nghiệp (cnc) để vay vốn ngân hàng; Lập dự án nông nghiệp (cnc) để huy động vốn, Lập dự án nông nghiệp (cnc) để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…
Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo
Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án nông nghiệp (cnc)