Dự án Khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Bình Dương

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.

Đối với tỉnh Bình Dương, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là các loại thực phẩm tươi sống và mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị.

Đồng thời, hiện nay Sở Khoa học và công nghệ đang quản lý, sử dụng khu đất có diện tích 109.184 m2 tại Ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo Công văn 3688/UBND-VX ngày 03/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chủ trương giao đất và lập dự án đầu tư “Khu ứng dụng khoa học và công nghệ”.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nền sản xuất nông nghiệp của Bình Dương có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp công nghệ cao. Trong khi đó trên địa bàn tỉnh tuy có một số Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và Các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện công tác thực nghiệm nền nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao.

Từ những yếu tố trên Sở Khoa học và Công nghệ xét thấy cần Xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, để làm nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh nhà, từ đó làm cơ sở chuyển giao và trực tiếp huấn luyện kỹ năng thực hành các kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho các tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh. Như vậy khi dự án hình thành sẽ đáp ứng được 2 nhiệm vụ chính như sau:

  1. Hình thành các mô hình sản xuất để thực nghiệm ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
  2. Là nơi tham quan học hỏi, đào tạo – tập huấn và chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân.

III. Mục tiêu đầu tư.

1. Mục tiêu chung.

  • Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tập trung các loại cây trồng chính: rau (ăn lá, quả..), nấm, hoa lan.
  • Sản xuất thực nghiệm dung dịch dinh dưỡng và giá thể trồng rau nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rau đô thị.
  • Tổ chức sản xuất giống có chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống thương phẩm (nấm, hoa lan).
  • Triển khai các hoạt động bảo tồn nguồn giống cây ăn quả (cam, quýt bưởi và măng cụt).
  • Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Ngoài ra các mô hình hoạt động của dự án chủ yếu là hoạt động sự nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Xây dựng nhà màng (với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả ) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất VietGAP.
  • Xây dựng phòng nuôi cấy mô hoa lan và các nhà màng (lưới) để tổ chức sản xuất giống hoa lan cung cấp cho các trang trại, người dân có nhu cầu trồng lan trong và ngoài tỉnh. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan. Xây dựng mô hình trồng hoa lan để chuyển giao công nghệ.
  • Xây dựng phòng nuôi cấy meo giống các loại nấm, sản xuất được giống cấp 1, 2, 3. Cung cấp giống cấp 3 cho các nhà sản xuất giống để sản xuất thương phẩm. Thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật sản xuất nấm. Tổ chức mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nấm.
  • Bảo tồn cá thể đầu dòng cây ăn quả (bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, quýt, cam, măng cụt).
  • Hình thành khu sản xuất giá thể sạch, giá thể chứa dinh dưỡng dùng trong trồng rau đô thị.Sản xuất dung dịch dinh dưỡng dùng cho trồng cây kiểng, một số loại rau ăn lá, rau ăn quả.
  • Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, chuyển giao những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ trồng, chăm sóc hoa lan, nấm, rau.
  • Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu phát triển trên địa bàn tỉnh, phối hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước để đào tạo chuyển giao mô hình sản công nghệ trồng, chăm sóc hoa lan, nấm, rau.

IV. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, học hỏi cho các học viên và khách tham quan dự án dự kiến bố trí khu trình diễn các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp đô thị. Các mô hình thực nghiệm cũng như các công trình phụ trợ, cụ thể như sau:

  • Nhà màng SX dưa leo trên giá thể : 1.000 m2;
  • Nhà lưới SX rau trên đất : 1.000 m2;
  • Nhà màng SX dưa leo trên đất : 1.000 m2;
  • Nhà màng SX rau ăn lá thủy canh : 1.000 m2;
  • Nhà màng SX dưa lưới : 1.000 m2;
  • Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Mokara : 1.000 m2;
  • Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Dendro : 1.000 m2;
  • Nhà lưới sản xuất lan giỏ các loại : 1.000 m2;
  • Nhà lưới sản xuất giống hoa lan : 1.000 m2;
  • Nhà lưới sưu tập nguồn gen hoa lan : 500 m2;
  • Mô hình sản xuất nấm Đông cô : 100 m2;
  • Mô hình sản xuất nấm Bào ngư : 100 m2;
  • Nhà sản xuất giống nấm : 600 m2;
  • Mô hình sản xuất cây ăn quả công nghệ cao : 7 ha.

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

TTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
AXây dựng69.943.350
IKhu điều hành, thí nghiệm và phụ trợ25.994.050
IIKhu thực nghiệm NNCNC14.365.800
1Nhà màng SX dưa leo trên giá thể900.000
2Nhà lưới SX rau trên đất700.000
3Nhà màng SX dưa leo trên đất700.000
4Nhà màng SX rau thủy canh1.100.000
5Nhà màng SX dưa lưới900.000
6Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Mokara.500.000
7Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Dendro.500.000
8Nhà lưới sản xuất lan giỏ các loại.600.000
9Nhà lưới sản xuất giống hoa lan800.000
10Nhà lưới sưu tập nguồn gen hoa lan250.000
11Mô hình sản xuất nấm Đông cô150.000
12Mô hình sản xuất nấm Bào ngư150.000
13Nhà sản xuất giống nấm2.400.000
14Khu bảo tồn nguồn gen thực vật100.000
15Giao thông nội bộ – Đường bê tông761.600
16Cây xanh46.200
17Hạ tầng kỹ thuật (điện nước ngoài nhà)3.808.000
IIIMô hình sản xuất cây ăn quả CNC871.500
IVHạ tầng kỹ thuật28.712.000
BThiết bị8.427.639
CChi phí quản lý dự án1.421.650
DChi phí tư vấn đầu tư3.888.999
EChi phí khác503.398
FDự phòng phí12.627.755
 Tổng cộng96.812.791

VI. Hiệu quả của dự án.

Là nơi ứng dung các tiến bộ khoa học công nghệ, hoàn chỉnh công nghệ, hoàn chỉnh quy trình, triển khai, thực nghiệm kết quả các đề tài khoa học công nghệ để hoàn chỉnh công nghệ áp dụng phù hợp với điều kiện của tỉnh từ đó nhân rộng trong sản xuất của người dân.

Xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả nhằm tạo ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Là nơi tham quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm của các tổ chức khoa học, người dân trong tỉnh.

Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ nông nghiệp công nghệ cao, làm nòng cốt trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Khẳng định phương pháp quy trình công nghệ tiên tiến như nuôi cấy mô, meo nấm và thực nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

__________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477