Dự án xây dựng trường đào tạo nhân lực ngành truyền hình

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta đã trở thành một chủ trương lớn, lâu dài và nhất quán, được quán triệt sâu sắc và triển khai rộng khắp đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và mọi đối tượng thành phần dân cư trong toàn xã hội. Công tác xã hội hóa đã đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục và đào tạo trong thời gian qua.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đồng thời xác định định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Trong đó, nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; được hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật; được đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa,…

Với nhu cầu xã hội trong việc đào tạo ngành phát thanh truyền hình phục vụ nước nhà đòi hỏi ngày càng có chất lượng cao, với thiết bị công nghệ giảng dạy phù hợp với xu hướng của thế giới. Nhưng hạn chế lớn nhất hiện nay của Trường là cơ sở vật chất không thể đáp ứng được công tác đạo tạo trong xu hướng phát triển của ngành phát thanh truyền hình hiện nay. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có của Trường, phương án liên doanh liên kết với một doanh nghiệp để đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Truyền hình hiện đại theo mô hình hợp tác Công – Tư (PPP) là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

III. Mục tiêu dự án.

1. Mục tiêu chung.

  • Góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
  • Góp phần thực hiện tốt đề án phát triển của Chính phủ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, phấn đấu đến 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 – 400.
  • Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dạy và học; giúp nhà trường từng bước xây dựng để phấn đấu đạt top đầu trong danh sách các trường tốt nhất Việt nam. Cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường được giảng dạy trong ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, qua đó giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường yên tâm công tác hơn và có điều kiện tốt hơn để phát huy năng lực trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên và học viên của trường.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, để đầu tư xây dựng Trường mang tính hiện đại và đồng bộ. Nhằm phát huy hết thế mạnh của Trường.
  • Hàng năm đào tạo ra đội ngũ nhân lực cung ứng cho ngành truyền hình của khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
  • Khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có của Trường.

IV. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

TTNội dungDiện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
1Diện tích xây dựng      1.469,37  60,00
Mật độ xây dựng40% 
Chiều cao tầng (đã bao gồm 2 tầng hầm)           14,00 
2Sân đường nội bộ         489,79      20,00
3Cây xanh cảnh quan         485,06        19,81
4Đất lộ giới            4,73          0,19
 Tổng cộng     2.448,95     100,00

V. Tổng vốn đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
IXây dựng 129.444.214
1Khối nhà chính 123.427.080
2Phòng thường trực – bảo vệ 37.500
3Sân đường giao thông nội bộ 171.427
4Cây xanh cảnh quan 58.207
6HT cấp điện toàn khu 350.000
7HT thoát nước tổng thể1.200.000
8HT cấp nước tổng thể 300.000
9Hàng rào bảo vệ 700.000
10Phá dỡ các công trình hiện có3.200.000
IIThiết bị 23.220.000
1Trang thiết bị học tập 21.000.000
2Thiết bị văn phòng – quản trị 320.000
3Thiết bị thông tin, internet và camera quan sát 350.000
4Máy lạnh và hệ thống nước uống nóng lạnh1.200.000
5Thiết bị hội trường và âm nhạc phục vụ dạy học 350.000
IIIChi phí quản lý dự án2.741.849
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng7.094.734
VChi phí khác1.174.543
VIDự phòng phí 16.367.534
 Tổng cộng 180.042.873

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 1,75 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 1,75 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 12 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 11 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 10 năm 9 tháng kể từ ngày hoạt động.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,09 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,09 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 25 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 24.

Kết quả tính toán: Tp = 24 năm tính từ ngày hoạt động.

3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 13.281.812.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 13.281.812.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 20,76% >  8% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

_____________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477