Dự án xây dựng nhà máy chế biến dứa tươi Diamond KB

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Ngành nông nghiệp hiện nay đang hướng tới tăng giá trị, giảm chi phí đầu vào, chuyển từ quan niệm sản xuất nông nghiệp sang khái niệm kinh tế nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực chế biến – phát triển thị trường nông sản đóng vai trò, sứ mệnh đặc biệt quan trọng, chiếm gần như 50% trong toàn chuỗi khép kín của nông sản từ sản xuất tới tay người tiêu dùng.

Giá trị nông sản, gia tăng chủ yếu hiện nay là thông qua khâu chế biến sâu… đó là khẳng định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại buổi làm việc với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản ngày 5/11/2021 về một số định hướng, nhiệm vụ công tác của Cục trong thời gian tới.

Nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD, trong đó cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ… là những mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD.

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Chế biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp. Ngoài việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu thì các sản phẩm chế biến có thời gian bảo quản lâu dài nên giảm được tổn thất khi chưa thể xuất khẩu ngay.

Phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp các sản phẩm nông sản thâm nhập các thị trường lớn, nhất là khi phần lớn các rào cản thuế quan của nhiều mặt hàng nông sản chế biến được dỡ bỏ theo cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Từ những vấn đề trên, với mục tiêu chung tay xây dựng ngành chế biến nông sản của tỉnh nhà, cũng như phát triển nâng cao năng lực hoạt động của Công ty trong giai đoạn tới, Công ty chúng tôi phối hợp với đơn vị tư vấn lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Xây dựng nhà máy chế biến dứa tươi Krông Bông” Kính trình các cơ quan ban ngành có liên quan xem xét và chấp thuận dự án đầu tư của chúng tôi.

III. Mục tiêu dự án.

  • Phát triển vùng nguyên liệu dứa dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, hiệu quả và bền vững.
  • Xây dựng dây chuyền chế biến khép kín trong chế biến nông sản, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp cho nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Góp phần thực hiện tốt chương trình “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”;
  • Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
  • Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; Xây dựng ngành chế biến dứa tươi tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, tiến tới phát triển sản xuất sản phẩm dứa hữu cơ.
  • Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các khoản thuế.

IV. Quy mô đầu tư của dự án.

Dự án đầu tư nhà máy chế biến dứa tươi với dây chuyền thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn HACCP. Đồng thời xây dựng vườn ươm và sản xuất giống nuôi cấy mô, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng cho hoạt động của nhà máy chế biến. Quy mô thực hiện các hợp phần của dự án, gồm:

  • Dây chuyền chế biến nước ép dứa tươi cô đặc với công suất hoạt động 10.000 chai/giờ, tương đương 9 triệu lít/năm.
  • Dây chuyền chế biến dứa tươi sấy lạnh – cấp đông với công suất hoạt động 4 tấn/giờ, tương đương 8.800 tấn/năm.
  • Dự án liên kết với người dân để xây dựng vùng nguyên liệu dứa, với quy mô khoảng 1.000 ha để trồng dứa, với nguồn giống nuôi cấy mô sẽ do dự án thực hiện và chuyển giao cho người dân trồng. Đồng thời chúng tôi sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

V. Tổng mức đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000 đồng)
AXây dựng282.213.800
ICông trình điều hành – sản xuất của nhà máy179.883.000
1Nhà điều hành (văn phòng)7.920.000
2Xưởng sản xuất nước ép dứa cô đặc đạt tiêu chuẩn HACCP – ISO79.200.000
3Xưởng sản xuất dứa sấy lạnh đạt tiêu chuẩn HACCP – ISO52.800.000
4Xưởng sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm dứa8.800.000
5Kho nhiên liệu1.232.000
6Nhà kho (kho lạnh – cấp đông, mát)26.400.000
7Nhà ăn (căn tin)2.640.000
8Nhà để xe726.000
9Nhà bảo vệ165.000
IIKhu vườn ươm và sản xuất giống công nghệ cao43.384.000
1Nhà ra ngôi cây con từ nuôi cấy mô28.809.000
2Vườn giống gốc1.375.000
3Nhà nuôi cấy mô và phân tích – xét nghiệm13.200.000
IICác hạng mục tổng thể58.946.800
BThiết bị191.249.553
CChi phí quản lý dự án7.594.352
DChi phí tư vấn đầu tư xây dựng15.597.953
EChi phí khác10.938.503
FChi phí đền bù hoa màu và giải phóng mặt bằng12.000.000
GDự phòng phí50.759.416
 Tổng cộng570.353.577

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 47.7 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 200% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 6,18 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 6,18 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,90 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,90 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,99%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 9 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 9.

Kết quả tính toán: Tp = 8 năm 3 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 7,99%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 992.867.995.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 992.867.995.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 23,85% > 7,99% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477