Dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS được đầu tư các hạng mục đồng bộ phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. với phương châm mang phong cách độc đáo của vùng sông nước miền Tây.
I. Bối cảnh lập dự án du lịch sinh thái.
Một trong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút du khách quốc tế và du khách trong nước – đó là loại hình du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững.
Với lịch sử phát triển hơn 300 năm, tỉnh Đồng Tháp là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái đất ngập nước.
Trước tiên phải kể đến Vườn quốc gia Tràm Chim – mô hình thu nhỏ cảnh quan sinh thái của vùng Đồng Tháp Mười và là nơi sinh sống của sếu đầu đỏ, loài chim quý hiếm được thế giới bảo vệ.
Vườn quốc gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới và là khu Ramsar thứ tư tại Việt Nam. Kế đến là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, một quần thể gần 2.000ha rừng tràm, nơi tập trung hơn 15 loài chim quý hiếm sinh sống.
Đồng Tháp còn có làng hoa cảnh Sa Đéc, rộng gần 300ha, xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo.” Làng hoa Sa Đéc đã được lập dự án xây dựng, trong tương lai sẽ trở thành một điểm du lịch lý thú mang sắc thái độc đáo riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng Tháp còn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều di tích văn hóa, lịch sử như khu di tích Gò Tháp, nơi được xếp loại di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia với quần thể gồm 5 di tích tiêu biểu.
II. Sự cần thiết lập dự án du lịch sinh thái.
Việc thu hút vốn phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái nông nghiệp để khai thác tối đa các tiềm năng của tỉnh. Trong đó, chú trọng thu hút đầu tư các dự án khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn… để “giữ chân du khách”.
Thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững, có trọng tâm; chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Từ thực tế trên, để góp phần chung tay thực hiện chương trình phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà, Công ty TS phối hợp với Công ty cổ phần lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và xây dựng dự án “Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái du thuyền văn hoá cộng đồng TS”.
III. Mục tiêu của dự án du lịch sinh thái.
- Góp phần pháp triển ngành du lịch trở thành ngành quan trọng, để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.
- Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế từ hoạt động của dự án.
- Góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ bằng dược liệu thiên nhiên mà loại hình du lịch sinh thái còn thiếu. Từ đó đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh nhà.
- Góp phần thực hiện thành công Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 2227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
IV. Quy mô đầu tư của dự án du lịch sinh thái.
Dự án đầu tư các hạng mục đồng bộ phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. với phương châm mang phong cách độc đáo của vùng sông nước miền Tây. Quy mô các hạng mục chính như sau:
- Khu chợ đêm.
- Khu quảng trường + vui chơi thiếu nhi.
- Khu bán quà lưu niệm.
- Khu lưu trú homestay
- Khu bến thuyền, nhà chờ.
- Khu nhà hàng thủy tạ.
- Khu phục hồi sức khoẻ bằng thảo dược.
V. Tổng mức đầu tư của dự án.
STT | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) |
I | Xây dựng | 25.621.010 |
I.1 | Công trình chính | 17.695.100 |
1 | Nhà hàng thủy tạ | 1.680.000 |
2 | Cầu dây văng | 576.000 |
3 | Khu Vui chơi, giải trí | 1.600.000 |
4 | Khu Quà lưu niệm | 1.008.000 |
5 | Khu chợ đêm | 600.000 |
6 | Nhà điều hành | 945.000 |
7 | Nhà lưu trú homstay – kết hợp nuôi cá lồng | 3.600.000 |
8 | Nhà kho – cơ khí | 100.000 |
9 | Nhà nghỉ dưỡng trong vườn cây ăn quả | 2.200.000 |
10 | Khu chòi ăn uống xung quanh nhà hàng thuỷ tạ | 600.000 |
11 | Bến thuyền | 489.600 |
12 | Nhà chờ | 108.000 |
13 | Khu nhà vệ sinh | 500.000 |
14 | Khu trồng thủy canh | 2.247.000 |
15 | Nhà phục hồi sức khoẻ bằng thảo dược | 1.050.000 |
16 | Khu trồng dược liệu quý + vườn cây ăn quả | 391.500 |
I.2 | Hạng mục tổng thể | 7.925.910 |
II | Thiết bị | 9.424.800 |
III | Chi phí quản lý dự án | 885.088 |
IV | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác | 2.301.491 |
V | Dự phòng phí | 1.911.619 |
Tổng cộng | 40.144.008 |
VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm thứ 2 (sau khi xây dựng xong và đi vào hoạt động) phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 3 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS, trung bình mỗi năm trả 4,2 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 234% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 4,24 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 4,24 đồng thu nhập. Dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 8 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 7 năm 3 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án du lịch sinh thái và văn hoá cộng đồng TS. Như vậy PIp = 2,0 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,0 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,72%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 9 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 9.
Kết quả tính toán: Tp = 8 năm 11 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,72%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 36.509.312.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 36.509.312.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 20,44% > 8,72% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.
________________________________________
Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC): nhận viết dự án – Lập dự án du lịch sinh thái để xin chủ trương đầu tư. Lập dự án du lịch sinh thái để vay vốn ngân hàng; Lập dự án du lịch sinh thái để huy động vốn, Lập dự án du lịch sinh thái để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…
Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo
Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án du lịch sinh thái.