Dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng tỉnh Cao Bằng

I. Bối cảnh lập dự án đầu tư.

Tận dụng thế mạnh về rừng, đất rừng, đất chưa sử dụng để phát triển những loài cây thuốc bản địa có sẵn ở địa phương, phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế của tỉnh… là vấn đề đang được Cao Bằng quan tâm thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao, địa hình phức tạp, đa dạng, đất đai giàu mùn, tầng canh tác khá dày, rất thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm và cây thuốc. Bên cạnh đó, độ che phủ rừng của Cao Bằng trên 50% rất thuận lợi cho việc phát triển các loài cây dược liệu dưới tán rừng.

Thời gian qua, Cao Bằng đã triển khai thực hiện một số đề tài, dự án như: Đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán rừng tại tỉnh Cao Bằng”, đề tài “Nhân giống cây dược liệu lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng thử nghiệm tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”; Tham gia dự án “Khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt Nam” – trong đó có nội dung trồng cây dược liệu dưới tán rừng, … Thành công bước đầu của các đề tài, dự án là cơ sở khoa học để Cao Bằng tiếp tục phát triển dược liệu dưới tán rừng, Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”

II. Sự cần thiết lập dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đã chủ động đưa một số loại dược liệu quý vào trồng thử nghiệm và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Cao Bằng có 90% diện tích rừng núi, độ cao trung bình 600 – 1.000 m, điểm cao nhất gần 2.000 m so với mực nước biển. Các dãy núi đá, rừng rậm, đồi núi có 24 loại đất tốt. Khí hậu và thổ nhưỡng thích ứng cho thảm thực vật nên cây thuốc hoang dã phát triển và tạo thuận lợi cho trồng cây thuốc quý.

Chính vì vậy, Cao Bằng cần tiếp tục phát triển nguồn giống dược liệu thông qua các giải pháp như: Triển khai nghiên cứu các biện pháp phục tráng, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn, tạo ra các loại giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất dược liệu; triển khai sản xuất các loại giống dược liệu phục vụ cho sản xuất …

Với mục tiêu chung tay phát huy được tiềm năng các cây dược liệu quý Cao Bằng, Công ty dược liệu Cao Bằng phối hợp với Công ty Cổ phần Lập Dự Án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng” trình các cơ quan, ban ngành xem xét và chấp thuận chủ trương đầu tư để dự án có thể triển khai trong thời gian sớm nhất.

III. Mục tiêu dự án.

  • Tận dụng thế mạnh về rừng, đất rừng để phát triển những loài cây dược liệu, phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế của tỉnh.
  • Góp phần phát triển rừng một cách bền vững. Bảo tồn và phát triển phù hợp của nhiều loài cây dược liệu trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hoàn cảnh rừng của vườn Quốc gia.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, với việc lựa chọn các loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện canh tác và điều kiện tự nhiên khí hậu của vùng.
  • Áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác dược liệu tiên tiến, đồng thời đầu tư đồng bộ dây chuyền công nghệ sơ chế dược liệu nhằm nâng cao chất lượng dược liệu cung cấp cho thị trường.

IV. Quy mô sản xuất của dự án.

Với tổng diện tích của dự án là 200 ha. Chúng tôi tiến hành đầu tư quy mô các hạng mục cụ thể như sau:

  1. Khu trồng Lan kim tuyến các loại.
  2. Khu trồng bảy lá một hoa.
  3. Khu trồng Sâm Ngọc Linh.
  4. Khu trồng cây đẳng sâm.
  5. Khu trồng Hà thủ ô đỏ.
  6. Xây dựng xưởng chế biến dược liệu với công suất khoảng 30 tấn/năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu sơ chế dược liệu của dự án.

Còn lại là diện tích các công trình phụ trợ, điều hành, chế biến sản phẩm,… phục vụ quá trình hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của dự án.

V. Tổng vốn đầu tư của dự án.

STTNội dungThành tiền
(1.000đồng)
IXây dựng 40.487.750
I.1Khu trồng cây dược liệu dưới tán rừng, trồng dưới tán nên chỉ khiếm khoảng 50% diện tích rừng 22.975.000
1Khu trồng Lan kim tuyến các loại 1.200.000
2Khu trồng Bảy lá một hoa 2.250.000
3Khu trồng Sâm ngọc linh 16.000.000
4Khu trồng cây đẳng sâm 2.400.000
5Khu trồng cây Hà thủ ô đỏ 1.125.000
I.2Khu điều hành và các công trình phụ trợ 10.125.000
Nhà điều hành, trực sản xuất và nuôi cấy mô840.000
Kho thành phẩm 2.000.000
Nhà xưởng sơ chế dược liệu 1.500.000
Hồ chứa nước PCCC rừng (8 hồ) 4.200.000
Nhà để xe225.000
Kho chứa vật tư sản xuất600.000
Vườn ươm cây giống760.000
I.3Các hạng mục tổng thể 7.387.750
Hệ thống cấp điện tổng thể 2.000.000
Hệ thống thông tin liên lạc150.000
Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể và băng ngăn cháy rừng 5.237.750
IIThiết bị 6.140.000
Thiết bị văn phòng200.000
Dây chuyền thiết bị sấy lạnh dược liệu 2.800.000
Máy bơm PCCC rừng720.000
Xe tải 2,5 tấn 1.240.000
Máy phát điện 150KVA280.000
Thiết bị phòng nuôi cấy mô850.000
Dụng cụ cầm tay các loại50.000
IIIChi phí quản lý dự án 1.131.443
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.032.910
VChi phí khác 3.335.943
 Tổng cộng 54.128.046

VI. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.

1.  Tổng mức đầu tư – nguồn vốn.

Tổng mức đầu tư: 54.128.046.000 đồng. Trong đó:

  • Vốn tự có : 21.488.621.000 đồng.
  • Vốn vay tín dụng : 32.639.425.000 đồng.

2. Phương án vay.

  • Số tiền : 32.639.425.000 đồng.
  • Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
  • Ân hạn : 1 năm.
  • Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 10%/năm.
  • Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

3. Các thông số tài chính của dự án.

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 5,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 232% trả được nợ.

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,35 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,35 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 2 tháng kể từ ngày hoạt động.

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,5 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,5 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,41%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 12 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 12.

Kết quả tính toán: Tp = 11 năm 3 tháng tính từ ngày hoạt động.

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 23.104.262.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 23.104.262.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 15,16% > 8,41% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

______________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7.

Hotline: 0908 551 477