Dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc

Dự án Trường mẫu giáo được xem là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng. Đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người.
  • Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời”.
  • Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản.
  • Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
  • Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non. Nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề khó khăn về ngân sách nên so với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non.
Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam. Từ những vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non” với quan điểm chỉ đạo là:
  1. “… Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”.
  2. Phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân.
Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non. Trong nhận thức chung, xã hội hóa giáo dục được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục còn là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Tại tỉnh Tây Ninh nói chung và huyện Gò Dầu, công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày một đòi hỏi tăng cao về chất lượng. Mặt khác theo Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 – 2020 toàn tỉnh có 142 trường mầm non, trong đó công lập là 107 trường và ngoài công lập là 35 trường. Nhưng đến hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có tổng cộng là 125 trường. Như vậy cho thấy việc đầu tư xây dựng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh tây Ninh. Lập dự án Á Châu, tiến hành nghiên cứu và lập dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc. Trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án. Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư. Gồm nội dung cơ bản như sau:

I. Mục tiêu dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc.

1. Mục tiêu chung. Góp phần thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh. Với mục tiêu cụ thể như sau:
  • Phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh theo hướng toàn diện và vững chắc, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  • Đến năm 2020, Tây Ninh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo có chất lượng cao trong khu vực.
  • Đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa các loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu về trình độ nhân lực của các ngành kinh tế – xã hội, phù hợp với khả năng và điều kiện của tỉnh.
  • Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, xây dựng tỉnh Tây Ninh trở thành một xã hội học tập.
  • Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dạy và học.
  • Từng bước xây dựng để phấn đấu đạt trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 2.
  • Cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường được giảng dạy trong ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang, sạch, đẹp, qua đó giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường yên tâm công tác.
  • Góp phần thực hiện thành công Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mục tiêu cụ thể. Xây dựng trường gồm:
  • 6 phòng học.
  • Nhà văn phòng
  • Các phòng chức năng
  • Bếp ăn
  • Công trình phụ trợ đảm bảo nhu học tập, chăm sóc và giáo dục của 150 học sinh, 24 cán bộ, giáo viên của trường.
Dự án trường mẫu giáo quốc ế Hạnh Phúc triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và đầy đủ cho 6 lớp học với các phòng chức năng

II. Quy mô đầu tư của dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc.

Dự án triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và đầy đủ cho 6 lớp học với các phòng chức năng cụ thể như sau:
TT Nội dung Đinh mức (theo TCVN 3907-2011) m²/trẻ Số lượng (Trẻ) Diện tích (m2/phòng) Số lượng (phòng) Tổng diện tích sàn (m²)
I Khối chính          815
1 Khối phòng sinh hoạt chung  73  435
Phòng sinh hoạt chung (kết hợp ăn, ngủ) 1,8 25  45  6  270
Phòng vệ sinh 0,6 25  15  6  90
Hiên chơi 0,5 25  13  6  75
2 Khối phòng phục vụ học tập  300
Phòng đa năng 2 25  50  6  300
3 Khối phòng tổ chức ăn  –  80
3.1 Nhà bếp 0,35 25  9  6  53
3.2 Nhà kho. Gồm:  –  27
– Kho lương thực 12-15  15
– Kho thực phẩm 10 – 12  12
II Khối phòng hành chính quản trị          690
1 Phòng Hiệu trưởng 12 – 15  15
2 Phòng Phó Hiệu trưởng 10 – 12  12
3 Văn phòng ≥ 30  30
4 Phòng hành chính quản trị ≥ 15  15
5 Phòng y tế ≥ 10  15
6 Phòng thường trực – bảo vệ ≥ 6  15
7 Phòng dành cho nhân viên 5-6 m²/người  5  22  110
8 Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên ≥ 9  2  18
9 Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên 2,5  50  125
10 Khu để xe cho khách và phụ huynh học sinh 2,5 25 70%  6  263
11 Hội trường  72

III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc.

TT Nội dung Tổng diện tích sàn (m²) Số tầng Diện tích xây dựng (m²) Tỷ lệ (%)
I Khối chính  815    407 10,58
1 Khối phòng sinh hoạt chung  435  2  218 5,65
Phòng sinh hoạt chung (kết hợp ăn, ngủ)  270  2  135 3,51
Phòng vệ sinh  90  2  45 1,17
Hiên chơi  75  2  38 0,97
2 Khối phòng phục vụ học tập  300  2  150 3,90
Phòng đa năng  300  2  150 3,90
3 Khối phòng tổ chức ăn  80  2  40 1,03
3.1 Nhà bếp  53  2  26 0,68
3.2 Nhà kho. Gồm:  27  2  14 0,35
– Kho lương thực  15  2  8 0,19
– Kho thực phẩm  12  2  6 0,16
II Khối phòng hành chính quản trị  690    539 13,99
1 Phòng Hiệu trưởng  15  2  8 0,19
2 Phòng Phó Hiệu trưởng  12  2  6 0,16
3 Văn phòng  30  2  15 0,39
4 Phòng hành chính quản trị  15  2  8 0,19
5 Phòng y tế  15  2  8 0,19
6 Phòng thường trực – bảo vệ  15  2  8 0,19
7 Phòng dành cho nhân viên  110  2  55 1,43
8 Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên  18  2  9 0,23
9 Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên  125  1  125 3,25
10 Khu để xe cho khách và phụ huynh học sinh  263  1  263 6,82
11 Hội trường  72  2  36 0,94
III Sân vườn, cây xanh  2.346    2.904 75,43
1 Sân chơi và giao thông nội bộ  800  1  800 20,78
Giao thông nội bộ  350  1  350 9,09
Sân chơi chung  450  1  450 11,69
2 Cây xanh, sân vườn  1.546  1  2.104 54,65
  Tổng cộng  3.849,6    3.849,6 100,00

IV. Tổng mức đầu tư và Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc: 30.677.792.000 đồng. Trong đó:
  • Vốn huy động (tự có): 20.886.080.000 đồng.
  • Vốn vay: 9.791.712.000 đồng.

V. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc, trung bình mỗi năm trả 1,6 – 2 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 295% trả được nợ. 2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. Khả năng hoàn vốn giản đơn. KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư. Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án là 1,89 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 1,89 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): 5 năm 11 tháng kể từ ngày hoạt động. 3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Như vậy PIp= 1,13 chứng tỏ dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,64%). Kết quả tính toán: Tp = 9 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động. 4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). Hệ số chiết khấu mong muốn 8,64%/năm. Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 3.661.437.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc có hiệu quả cao. 5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Theo phân tích IRR = 10,02% >  8,64% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án Trường mẫu giáo Quốc tế Hạnh Phúc có khả năng sinh lời.

____________________________________________________

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):
  • Nhận viết dự án – Lập dự án Trường mẫu giáo để xin chủ trương đầu tư;
  • Lập dự án Trường mẫu giáo để vay vốn ngân hàng; 
  • Lập dự án Trường mẫu giáo để huy động vốn;
  • Lập dự án Trường mẫu giáo để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…
Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7| Dự án Trường mẫu giáo.