Dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế

Dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành điều, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển ngành điều Việt Nam.

I. Bối cảnh thực hiện dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế.

Vỏ điều là thứ nhiều người cho là rác, nhưng đang trở thành nguồn nguyên liệu mới và có thể mở ra một thị trường hàng trăm triệu USD mỗi năm. Bởi vì, dầu vỏ hạt điều là một loại nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Thông thường, từ 1 tấn hạt điều khô có thể chế biến được 250-300 kg nhân và 700-750 kg vỏ hạt, từ đó có thể sản xuất được khoảng 154 kg dầu. Dầu điều dùng để đốt lò hơi thay dầu FO, ngoài ra dầu điều còn là nguyên liệu chính để chế biến cardanol, sản phẩm có thành phần sử dụng trong các loại vật liệu kết dính chất lượng cao, dùng làm chất tạo màng để sản xuất sơn tàu biển hay các loại vật liệu ép, chịu nhiệt, bền hóa chất công nghiệp, ứng dụng trong công nghiệp điện và điện tử…

Ước tính, Việt Nam xuất khẩu hơn 600.000 tấn dầu điều mỗi năm. Các doanh nghiệp đầu ngành mỗi tháng có thể xuất khẩu khoảng 10.000 tấn dầu. Chủ yếu xuất sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Tây Ban Nha. Trước đây, Trung Quốc là thị trường chính, nhưng hiện nay Hàn Quốc đang dẫn đầu. Việt Nam hiện là quốc gia chiếm lợi thế rất lớn để sản xuất dầu điều, bởi riêng trong khối ASEAN, nếu sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu với thuế suất bằng 0%. Brazil là quốc gia sản xuất điều nhưng cũng chỉ mới nổi trong ngành. Ấn Độ mặc dù có sản lượng dầu điều lớn hơn nhiều so với Việt Nam nhưng hạn chế về chi phí vận chuyển. Do đó, lợi thế cạnh tranh ngành điều của Việt Nam rất lớn.

II. Sự cần thiết lập dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế.

Hiện nay, tại Đồng Nai, Bình Phước cũng có nhiều cơ sở, doanh nghiệp nhỏ quan tâm đầu tư sản xuất dầu vỏ hạt điều vì dây chuyền thiết bị để sản xuất 100% là hàng trong nước nên vốn đầu tư không quá cao. Đây được xem là ưu thế để tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chiết xuất tin dầu cardanol từ vỏ hạt điều.

Chính vì vậy, để phát triển trong tình hình mới, với mục đích chung tay xây dựng nền công nghiệp nước nhà phát triển bền vững và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng. Công ty chúng tôi phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế”. Kính trình các cơ quan, ban ngành có liên quan, xem xét và phê duyệt dự án đầu tư của Công ty chúng tôi.

III. Mục tiêu của dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế.

  • Công nghiệp sản xuất và thương mại sản phẩm cardanol phải được coi là động lực phát triển kinh tế, góp phần đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến điều nói riêng, tận dụng các lợi thế về nguyên liệu, đất đai và nhân lực trong vùng, tăng cường sự hợp tác để phát huy thế mạnh của Công ty.
  • Phát triển công nghiệp sản xuất một cách bền vững thông qua việc đầu tư đồng bộ, công nghệ cao; góp phần cân đối về khả năng cung cấp nguyên liệu nội địa, nhập khẩu với năng lực sản xuất; phát triển công nghiệp công nghệ cao và tăng cường các biện pháp để giảm các tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Đầu tư phát triển năng lực sản xuất theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến – công nghệ nano, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp nhu cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.
  • Dự án xây dựng nhà máy Góp phần thực hiện thành công Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

IV. Quy mô đầu tư của dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế.

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cardanol với dây chuyền công nghệ hiện đại để hàng năm sản xuất ra khoảng 15.000 tấn cardanol/năm và 21.000 tấn dầu tinh chế.

Dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành điều, góp phần phát triển bền vững, nâng cao thu nhập.

V. Tổng mức đầu tư của dự án xây dựng nhà máy.

STTNội dungThành tiền sau thuế
(1.000 đồng)
IXây dựng24.677.400
1Nhà xưởng chưng cất dầu3.168.000
2Khu đặt bồn chứa dầu thành phẩm1.636.800
3Nhà điều hành1.650.000
4Nhà ở chuyên gia2.750.000
5Các công trình hạng mục phụ trợ khác15.472.600
IIĐầu tư thiết bị33.533.500
IIIChi phí quản lý dự án xây dựng nhà máy1.502.577
IVChi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác19.644.210
1Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi251.714
2Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi505.672
3Chi phí thiết kế bản vẽ thi công626.000
4Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi108.936
5Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng60.986
6Chi phí thẩm tra dự toán59.032
7Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng90.164
8Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB140.575
9Chi phí giám sát thi công xây dựng762.558
10Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị331.503
11Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường440.000
12Chi phí thủ tục đất đai10.120.000
13Lãi vay trong giai đoạn XDCB6.147.071
VDự phòng phí5.821.090
Tổng cộng 85.178.777

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng nhà máy.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 267% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,08 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,08 đồng thu nhập. Dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế. Như vậy PIp = 1,95, chứng tỏ dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11,28%). Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 2 tháng tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 11,28%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 685.674.201.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 20,01% > 11,28%. Như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án xây dựng nhà máy dầu vỏ hạt điều tinh chế có khả năng sinh lời cao.

——————————————————-

Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu (ACC):

  • Nhận viết dự án – Lập dự án xây dựng nhà máy để xin chủ trương đầu tư;
  • Lập dự án dựng nhà máy để vay vốn ngân hàng; 
  • Lập dự án dựng nhà máy để huy động vốn;
  • Lập dự án dựng nhà máy để xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế,…

Mẫu dự án đầu tư, mời quý vị tham khảo

Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7 – 0908551477| Lập dự án đầu tư.