Dự án sản xuất lúa hữu cơ của HTX Nông nghiệp Vĩnh Long

I. Bối cảnh lập dự án.

Những hậu quả của việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp đã lộ rõ nhiều bất cập như: đất đai bạc màu, sâu bệnh càng tiến hóa để thích ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người,… thời gian gần đây các nước trên thế giới đều hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này được nhà nước rất chú trọng và khuyến khích.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm thực phẩm.

Hiện nay, thực phẩm sạch được người dân đặc biệt chú ý quan tâm, vì nó liên quan đến sức khoẻ con người. Vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất trong rau còn cao, đang là mối lo chung của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá mức cần thiết vẫn còn xảy ra thường xuyên tại một số địa phương, ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống, nguồn nước ngầm và đất đai.

Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta nói chung và Vĩnh Long nói riêng đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do sự phá huỷ hệ sinh thái xuất phát từ việc lạm dụng hóa chất.

II. Sự cần thiết lập sự án đầu tư.

Để khắc phục những nhược điểm trên, nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Trên thị trường, người dân đã biết đến và đang làm quen dần với các sản phẩm nông sản sạch như: rau sạch, rau an toàn và một số hoa quả, thực phẩm an toàn.

Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng,… Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch.

Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.

Từ những vấn đề trên, để giải quyết hướng đầu ra cho xuất khẩu đến các thị trường khó tính, gia tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Long phối hợp với “lập dự án Á Châu” tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư“Chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ organic” trình các Cơ quan ban ngành, tổ chức tín dụng, xem xét, chấp thuận cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án.

I. Mục tiêu dự án.

1. Mục tiêu chung.

  • Xây dựng vùng sản xuất lúa hữu cơ – organic chất lượng cao thuộc vùng nguyên liệu của HTX Nông nghiệp và Xây dựng Vĩnh Long, nhằm tạo bước đột phá về phương thức và kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm, tăng năng suất và sản và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để phát triển, nhân rộng đưa sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển theo hướng hàng hóa có tính cạnh tranh cao.
  • Nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo ra những sản phẩm chất lượng có giá trị kinh tế cao, từng bước áp dụng công nghệ hữu cơ trên diện tích của các thành viên Hợp tác xã.
  • Chủ động kiểm soát và khống chế được sâu bệnh, giảm đến mức thấp nhất tác hại do sâu bệnh gây ra. Kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể.

  • Quy hoạch phát triển theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức vùng sản xuất theo công nghệ hữu cơ, mang tính hàng hóa tập trung gắn với chế biến và ứng dụng khoa học công nghệ; quản lý sản xuất theo quy hoạch, chủ động điều chỉnh thời vụ, luân canh chuyển đổi giống lúa phù hợp với địa phương và yêu cầu của thị trường.
  • Đầu tư thâm canh cho sản xuất lúa hữu cơ, theo quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh Vĩnh Long. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích chuyển đổi sản xuất lúa hữu cơ của HTX là 5.000 ha. Sản lượng lúa sản xuất theo công nghệ hữu cơ đạt khoảng 47.000 – 48.000 tấn/năm, năng suất bình quân đạt từ 4,5 – 5 tấn/ha/vụ.
  • Vùng sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật từ áp dụng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, chăm sóc, quản lý dịch hại tổng hợp,… kỹ thuật canh tác hiệu quả, an toàn và bền vững.
  • Góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên của hợp tác xã, nâng cao đời sống và ổn định xã hội trong vùng thực hiện dự án.

II. Quy mô đầu tư của dự án.

Quy mô chuyển đổi sản xuất lúa hữu cơ organic của dự án là: 5.000 ha. Với tiến độ chuyển đổi, cụ thể như sau:

  • Năm thứ 1: 500 ha
  • Năm thứ 2: 2.500 ha.
  • Năm thứ 3 trở đi ổn định sản xuất là: 5.000 ha.

III. Tổng mức đầu tư của dự án.

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

TTDanh mụcĐVTTừ năm 2020 trở
về sau, ổn định sản xuất
AVụ Đông Xuân  
1Chi phí sản xuất Vụ Đông – Xuân1.000 đồng       90.375.000
Diện tích sản xuấtha                  5.000
Chi phí sản xuất/ha1.000 đồng               18.075
2Nguồn vốn sản xuất Vụ Đông – Xuân  
Vốn tự có – tự huy động1.000 đồng        27.112.500
Vốn vay tín dụng1.000 đồng        63.262.500
Tỷ lệ vốn vay/tổng chi phí%                 70,00
BVụ Hè – Thu  
1Chi phí sản xuất vụ Hè – Thu1.000 đồng       90.375.000
Diện tích sản xuấtha                  5.000
Chi phí sản xuất/ha1.000 đồng               18.075
2Nguồn vốn sản xuất Vụ Hè – Thu  
Vốn tự có – tự huy động1.000 đồng        27.112.500
Vốn vay tín dụng1.000 đồng        63.262.500
Tỷ lệ vốn vay/tổng chi phí%                 70,00
 Tổng cộng1.000 đồng     180.750.000
Vốn tự có – tự huy động1.000 đồng        54.225.000
Vốn vay tín dụng1.000 đồng     126.525.000
 Tỷ lệ vốn vay/tổng chi phí%                 70,00

IV. Phân tích hiệu quả đầu tư của dự án.

1. Phương án vay.

  • Số tiền.
    • Số tiền vay/ vụ năm thứ 1: 6.326.250.000 đồng.
    • Số tiền vay/ vụ năm thứ 2: 31.631.250.000 đồng.
    • Số tiền vay/ vụ năm thứ 3: 63.262.500.000 đồng.
  • Thời hạn     : 6 tháng.
  • Ân hạn        : 6 tháng.
  • Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 4%/kỳ (6 tháng, trung bình 0,67%/tháng).

2. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.

2.1. Doanh thu từ dự án.

Bảng tổng hợp doanh thu năm thứ 1 của dự án

TTKHOẢN MỤCĐVTNăm thứ 1
ITổng doanh thu hằng nămngàn đồng 38.000.000
1Thu từ bán lúa hữu cơ vụ Đông – Xuân  18.000.000
Sản lượngTấn 2.250
Đơn giángàn đồng 8.000
2Thu từ bán lúa hữu cơ vụ Hè – Thu  20.000.000
Sản lượngTấn 2.500
Đơn giángàn đồng 8.000
IITổng chi phí hằng nămngàn đồng 19.645.100
1Chi phí vụ Đông – Xuân 9.037.500
2Chi phí vụ Hè -Thu 9.037.500
3Chi phí quảng bá sản phẩm1,0% 380.000
4Chi phí khác1,5% 570.000
5Lương quản lý điều hành2,0% 114.000
6Chi phí lãi vay“” 506.100
IIILợi nhuận trước thuế 18.354.900
IVThuế TN 1.835.490
VLợi nhuận sau thuế 16.519.410
 Tỷ lệ lợi ích/chi phi – B/C 1,93

Như vậy, với năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân là 4,5 tấn/ha; vụ Hè Thu là 5 tấn/ha, dự án tiến hành đầu tư sản xuất trên quy mô diện tích là 500 ha. Cho thấy hiệu quả về mặt kinh tế của dự án là:

  • Lợi nhuận trước thuế đạt: 18.354.900.000 đồng.
  • Thuế thu nhập (10% đới với HTX): 1.835.490.000 đồng.
  • Lợi nhuận sau thuế đạt: 16.519.410.000 đồng.
  • Tỷ lệ lợi ích/chi phi – B/C: = 1,93 > 1 cho thấy dự án có hiệu quả.

___________________________________________________________

Á Châu nhận viết dự án để xin chủ trương đầu tư, vay vốn ngân hàng, huy động vốn, xin giao đất sản xuất, lập hồ sơ FS, tư vấn thiết kế| Cam kết Nhanh – Uy Tín – Chuyên nghiệp| Tư vấn lập dự án 24/7. Hotline: 0908 551 477